Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí là câu tục ngữ Hán Việt ý nói Phúc không xảy ra đến hai lần, còn Hoạ thì liên tiếp xảy ra, đến nhiều lần. Trong tiếng Trung có câu thành ngữ tương đương là 福無雙至, 禍不單行 – Fú wú shuāng zhì, huò bù dān xínɡ (Phúc vô song chí, hoạ bất đơn hành).

1. Cách đọc 福無雙至, 禍不單行

2. Tìm hiểu từng chữ trong 福無雙至, 禍不單行

a. 福 – fú – phúc

Mời bạn xem ở đây.

b. 無 – wú – vô

Mời bạn xem ở đây.

c. 雙 – shuāng – song

Mời bạn xem ở đây.

d. 至 – zhì – chí

Mời bạn xem ở đây.

e. 禍 – huò – hoạ

Mời bạn xem ở đây.

f. 不 – bù – bất

Mời bạn xem ở đây.

g. 單 – dān – đơn

Mời bạn xem ở đây.

h. 行 – xínɡ – hành

Mời bạn xem ở đây.

3. Vận dụng câu thành ngữ 禍不單行 (hoạ bất đơn hành)

他真是禍不單行, 小車撞壞,又丟了一大筆錢.

Tā zhēn shi huò bù dān xíng, xiǎo chē zhuàng huài, yòu diūle yī dà bǐ qián.

Anh ấy thật là hoạ bất đơn hành (họa vô đơn chí); xe ô tô bị tông hư lại bị mất thêm một khoản tiền lớn.

真是禍不單行, 記著去醫院看病的劉梅就在路上摔傷了胳膊.

Zhēn shi huò bù dān xíng, jì zhe qù yī yuàn kàn bìng de liú méi jiù zài lù shàng shuāi shāng le gē bó.

Thật là hoạ bất đơn hành (họa vô đơn chí); nhớ đi thăm Lưu Mai bị bệnh ở bệnh viện, trên đường té bị thương ở tay.

4. Suy ngẫm về Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí

Thành ngữ “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” hay “Phúc vô song chí, họa vô đơn hành” đều mang ý nghĩa chỉ Phúc thường không đến nhiều, còn Hoạ thì thường hay gặp.

Phúc bất trùng lai 

“Phúc bất trùng lai” – may mắn không đến nhiều lần. Phúc chỉ đến một lần, những lần sau sẽ không được như vậy. Thay vì trông chờ hưởng phúc; hãy cố gắng nỗ lực trong tất cả mọi việc, không nên lãng phí thời gian. 

Họa vô đơn chí

“Họa vô đơn chí” – những điều xui xẻo thường liên tiếp xảy ra. Vì vậy, chúng ta phải luôn cẩn trọng trong việc, mọi hành động, lời nói, tránh rước hoạ vào thân. Đừng để xảy ra những hậu quả, tai ương nối tiếp thì có hối hận cũng không kịp. 

Phúc và hoạ từ đâu mà đến?

Phúc và hoạ có liên quan đến đức và nghiệp của mỗi người. Trong khi đức chiêu mời phúc (câu nói “có đức mặc sức mà ăn” cũng là ý tứ này), thì nghiệp đưa tới họa. Người có tâm tính tốt, sống lương thiện ắt sau này sẽ gặp nhiều phúc đức. Ngược lại, người chỉ biết sống cho bản thân, làm hại người khác thì sau này sẽ gặp báo ứng, chịu nhiều tai hoạ. 

Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí là gì
Phúc và hoạ có liên quan đến đức và nghiệp của mỗi người. Trong khi đức chiêu mời phúc thì nghiệp đưa tới họa (Ảnh: Pexels.com)

Nhiều người chúng ta vì không ngừng theo đuổi dục vọng về danh lợi tình mà không ngừng tạo nghiệp, quên tích phúc đức. Khi phúc báo đến từ đức đã dùng hết rồi, nghiệp lực chưa trả xong sẽ đem đến những khổ đau, khó khăn trắc trở, sự tình không như ý, thậm chí là tai họa nối tiếp nhau. Điều này cũng có liên quan đến đạo lý mà cổ nhân đã nhắc tới “phúc bất tận hưởng” (phúc không thể hưởng hết).

Ngẫm chuyện xưa

Liên quan đến câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” có câu chuyện như sau:

Nước Hàn thời chiến quốc có vị quân chủ thứ 6 là Hàn Chiêu Hầu. Khi Hàn Chiêu Hầu tại vị đã bổ nhiệm tướng Thân Bất Hại tiến hành cải cách triều đình cũng như các biện pháp cai quản; khiến đất nước thái bình thịnh trị, không bị giặc ngoại bang xâm lấm. Nước Hàn vì vậy mà trở thành một trong bảy nước hùng mạnh thời chiến quốc.

Vào năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22, tướng Thân Bất Hại qua đời.

Ba năm sau, Hàn Chiêu Hầu muốn xây dựng một cung điện nguy nga. Lúc đó, quan đại phu nước Sở là Khuất Nghi Cữu nói rằng: “Tôi e rằng ngài khó bước qua cánh cửa này!”

Hàn Chiêu Hầu hỏi: “Vì sao ngài lại nói vậy?”

Họa vô đơn chí là gì? Làm sao tránh được Hoạ vô đơn chí
Bậc trí giả thông hiểu việc đời khi nhìn thấy sự tình liền biết được thành bại dựa vào thiên thời địa lợi nhân hòa. (Ảnh: Pexels.com)

Khuất Nghi Cữu đáp: “Phàm mọi việc đều phải xem thời cơ, gặp thời thì suôn sẻ, không gặp thời thì bất trắc. Trước đây ngài từng rất thuận lợi nhưng lúc đó ngài không cho xây dựng cung điện. Còn năm trước nước Tần mới tấn công vùng Nghi Dương của nước Hàn. Năm nay nước Hàn lại gặp đại hạn. Lúc này ngài không thương xót tình cảnh của dân chúng mà lại xa xỉ, phung phí. Làm vậy nhất định chiêu mời tai họa. ‘Phúc vô song chí, hoạ bất đơn hành’ chính là nhằm vào những việc như thế này!”

Quả nhiên, năm sau, khi cung điện hoàn thành thì Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế.

Người xưa dạy “Trên biết thiên mệnh, dưới biết nhân sự”. Người nếu biết thiên mệnh thì sớm có thể nhìn thấy nguyên nhân của phúc hoạ, tồn vong. Bậc trí giả thông hiểu việc đời khi nhìn thấy sự tình liền biết thành bại dựa vào thiên thời địa lợi nhân hòa. Giống như Khuất Nghi Cữu nhìn thấy việc làm của Hàn Chiêu Hầu; “nhân sự” không hợp “thiên thời” nên ắt sẽ gặp tai họa.

Làm sao tránh được Họa vô đơn chí?

Khi đã hiểu tường tận nguyên nhân phúc, hoạ từ đâu mà đến thì hẳn chúng ta đã biết làm thế nào để tránh “Hoạ vô đơn chí”? Nhất định không làm điều xấu, không hại người, cũng tránh sát sinh hại mệnh, bỏ đi những tâm không tốt, tránh tạo nghiệp để rước hoạ vào thân.

Cổ nhân dạy “Người sống thiện lương, phúc tuy chưa đến, hoạ đã rời xa”. Để tránh “Hoạ vô đơn chí”, chúng ta hãy sống lương thiện, có trách nhiệm, biết nghĩ cho người khác, không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình thành một người tốt và tốt hơn nữa… Ngoài ra còn phải thủ đức (giữ đức, tránh mất đức, không làm việc thất đức). Đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách, khổ đau, thậm chí là những tai ương một cách bình thản, kiên cường không nhụt chí; bởi chúng ta biết rằng mọi việc đều có lý do của nó…

Hy vọng những chia sẻ của Mucwomen về câu thành ngữ Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí hay Phúc vô song chí, hoạ bất đơn hành hữu ích cho bạn trong việc học tiếng Trung cũng như trong cuộc sống. Xin chúc mọi điều bình an đến với bạn và những người thân yêu!