Sách Chuyển Pháp Luân là sách nguyên tác bằng tiếng Trung đã được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. Đây là cuốn thiên cổ kỳ thư được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, có ảnh hưởng sâu sắc đến hàng triệu người trên thế giới.

Chuyển Pháp Luân – xuất bản năm 1996, đã từng là quyển sách bán chạy nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, và đứng thứ 14 trong bảng danh sách 100 đầu sách phổ biến nhất tại Úc của ABC (Australian Broadcasting Corporation).

Xuyên suốt qua 9 bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân là các nguyên lý sâu rộng, vén mở những ẩn đố của nhân loại và khoa học. Quyển sách đem lại cho người đọc những cái nhìn mới về không gian vũ trụ, vật lý, nhân thể học, nguồn gốc của sinh mệnh, nghiệp bệnh, ý niệm và năng lượng… Sách Chuyển Pháp Luân đã thay đổi thế giới quan của hơn 100 triệu người trên thế giới. Nhiều người nói rằng sau khi đọc quyển sách đã giúp họ thay đổi thành một con người mới. Họ đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, trở nên tốt hơn, vị tha và “luôn nghĩ đến người khác trước”.

Bạn có thể đọc bản tiếng Việt sách Chuyển Pháp Luân tại đây, hoặc bản tiếng Trung tại đây, và lựa chọn các thứ tiếng khác tại đây. Sách Chuyển Pháp Luân có nội hàm bác đại tinh thâm. Để hiểu được nội hàm thâm sâu của cuốn sách mọi nguời cần tự mình tìm đọc.

Mucwomen hân hạnh được đồng hành cùng bạn mỗi ngày học 10 từ vựng tiếng Trung từ cuốn thiên thư vạn năm khó gặp. Lưu ý, chúng tôi chỉ tổng hợp ý nghĩa bề mặt chữ các từ vựng, cũng như cách đọc, cách viết, giúp việc học từ vựng tiếng Trung của quý độc giả được thuận tiện hơn. Chữ Hán còn có những nội hàm sâu xa hơn đòi hỏi người học cần tự mình tìm tòi, lĩnh hội.

Hôm nay chúng ta sẽ học 10 từ vựng đầu tiên có trong phần Luận ngữ.

1. 智慧 – zhìhuì – trí huệ

Cách đọc:

a. Chữ 智 – zhì – trí

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ trí

Bộ thành phần: 

知 TRI, TRÍ (biết, tri thức) = 矢 THỈ (cái tên, thề) + 口 KHẨU (miệng)

日 NHẬT, NHỰT (mặt trời, ngày)

Nghĩa: Khôn, trái với chữ ngu [愚], hiểu thấu sự lý gọi là trí.

b. Chữ 慧 – huì – huệ

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ huệ

Bộ thành phần: 

彗 TUỆ (cái chổi, sao chổi)

心 TÂM (tim)

Nghĩa: Trí sáng, lanh lẹ.

Ví dụ:

如果你想有智慧,你必須每天學習

Rúguǒ nǐ xiǎng yǒu zhìhuì, nǐ bìxū měitiān xuéxí

Nếu bạn muốn có trí huệ thì bạn phải học mỗi ngày

2. 開天闢地 – Kāitiānpìdì – Khai thiên tịch địa

Cách đọc:

a. Chữ 開 – Khai – Kāi

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ khai

Bộ thành phần: 

門 MÔN (cái cửa)

幵: 干 KIỀN, CAN, CÀN, CÁN (1. Phạm. Như can phạm [干犯]. 2 Cầu. Như can lộc [干祿] cầu lộc.)

Nghĩa:

  • Mở. Trái lại với chữ bế [閉].
  • Nở ra. Như hoa khai [花開] hoa nở.
  • Đào ra, bới ra. Như khai hà [開河] khai sông, khai khoáng [開礦] khai mỏ, v.v.
  • Mới, trước nhất. Như khai sáng [開創] mở mang gây dựng ra trước, khai đoan [開端] mở mối.

b. Chữ 天 – tiān – thiên

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ thiên

Bộ thành phần: 

一 NHẤT (một)

大 ĐẠI, THÁI (to lớn)

Nghĩa:

  • Bầu trời.
  • Cái gì kết quả tự nhiên, sức người không thể làm được gọi là thiên. Như thiên nhiên [天然], thiên sinh [天生], v.v.
  • Chỗ các thần ở là thiên. Như thiên quốc [天國], thiên đường [天當], v.v.
  • Ngày. Như kim thiên [今天] hôm nay, minh thiên [明天] ngày mai.
  • Thì tiết trời. Như nhiệt thiên [熱天] trời nóng, lãnh thiên [冷天] trời lạnh.

c. Chữ 闢 – pì – tịch

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ tịch

Bộ thành phần: 

門 MÔN (cửa)

辟 TỊCH (trừ bỏ đi, lánh đi) =  辛 TÂN (Can tân, can thứ tám trong mười can. Cay đắng nhọc nhằn. Thương xót.) + 尸 THI (thây, xác) + 口 KHẨU (miệng)

Nghĩa: 

  • Mở, mở cửa.
  • Mở mang. Như nhật tịch quốc bách lý [日闢國百里] ngày mở rộng đất nước trăm dặm.
  • Khai khẩn, đất hoang vỡ ra làm ruộng cấy gọi là tịch.
  • Bài bác.

d. Chữ 地 – dì – địa

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ địa

Bộ thành phần: 

土 THỔ (đất)

 也 DÃ (cũng) = 丨 CỔN + 乙 ẤT (Can Ất, can thứ hai trong mười can)

Nghĩa:

  • Đất, đựng chứa muôn vật cõi đời gọi là địa.
  • Địa vị, cái ngôi của mình được tới, trong phép Phật chia ra mười ngôi bồ-tát gọi là thập-địa [十地] để định rõ chỗ tu hơn kém nhau.
  • Khu đất.
  • Chỗ nào ý chí mình tới được gọi là địa. Như tâm địa [心地], kiến địa [見地], v.v.
  • Những. Như nghĩa chữ đãn [但].

3. 造化 – Zàohuà – tạo hóa

Cách đọc:

a. Chữ 造 – Zào – tạo

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ tạo

Bộ thành phần: 

告 CÁO, CỐC = 牛 NGƯU (trâu) + 口 KHẨU (miệng)

Nghĩa:

  • Gây nên, làm nên. Như tạo phúc nhất phương [造福一方] làm nên phúc cho cả một phương. Tạo nghiệt vô cùng [造孽無窮] gây nên mầm vạ vô cùng, v.v.
  • Xây đắp, sáng tạo ra. Như tu tạo [修造] sửa sang, xây đắp lại. Phàm người nào sáng chế ra một cái gì trước cũng gọi là tạo. Như Mông Điềm tạo bút [蒙恬造筆] ông Mông Điềm chế tạo ra bút trước. Sái luân tạo chỉ [蔡倫造紙] ông Sái Luân chế tạo ra giấy trước nhất, v.v.
  • Bịa đặt. Như tạo dao sinh sự [造謠生事] bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự.

b. Chữ 化 – huà – hóa

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ hoá

Bộ thành phần: 

亻 NHÂN (người)

 匕 CHỦY (cái thìa)

Nghĩa:

  • Biến hóa. Như hóa thân [化身], hóa trang [化粧] nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hóa xuống làm thân người gọi là hóa thân.
  • Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hóa. Như hủ thảo hóa vi huỳnh [腐草化為螢] cỏ thối hóa làm đom đóm.
  • Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hóa. Như tiêu hóa [消化] tiêu tan vật chất hóa ra chất khác, phần hóa [焚化] lấy lửa đốt cho tan mất, dung hóa [溶化] cho vào nước cho tan ra.
  • Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa [造化], là hóa công [化工] nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
  • Cảm hóa. Như giáo hóa [教化]. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa [德化], lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa [風化], lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa [文化].
  • Cầu xin. Như hóa mộ [化募], hóa duyên [化緣] nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

4. 宇宙 – Yǔzhòu – vũ trụ

Cách đọc:

a. Chữ 宇 – Yǔ – vũ

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ vũ

Bộ thành phần: 

宀 MIÊN (mái nhà)

于 VU, HU, Ư, Ô (Đi. Như vu quy [于歸] con gái đi lấy chồng) = 二 NHỊ (hai) + 亅 QUYẾT (nét sổ móc)

Nghĩa:

  • Bốn phương trên dưới. Như gọi thiên hạ là vũ nội [宇內], hoàn vũ [寰宇] nghĩa là ở trong gầm trời vậy.
  • Vũ trụ [宇宙 ] vũ là chỉ về khoảng không gian, trụ là chỉ về khoảng thời gian, ý nói là hết thẩy trong khoảng trời đất vậy.

b. Chữ 宙 – zhòu – trụ

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ trụ

Bộ thành phần: 

宀 MIÊN (mái nhà)

 由 DO (do, bởi vì) = 田 ĐIỀN (ruộng) + 丨 CỔN (bộ cổn)

Nghĩa:

  • Xưa đi nay lại gọi là trụ. Như nói vũ trụ [宇宙] suốt gầm trời, vũ [宇] là nói về khoảng hư không (không gian); trụ [宙] là nói về khoảng thì giờ (thời gian) nghĩa là không gì là không bao quát hết cả ở trong đó vậy.

5. 根本 – Gēnběn – căn bản

Cách đọc:

a. Chữ 根 – Gēn – căn

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ căn

Bộ thành phần: 

木 MỘC (cây)

艮 CẤN (quẻ Cấn)

Nghĩa:

  • Rễ cây.
  • Bò dưới một vật gì cũng gọi là căn. Như thiệt căn [舌根] cuống lưỡi.
  • Căn do (nhân). Như thiện căn [善根] căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn [無根之言].
  • Nhà Phật gọi nhãn [眼] mắt, nhĩ [耳] tai, tị [鼻] mũi, thiệt [舌] lưỡi, thân [身] thân, ý [意] ý : là lục căn [六根].

b. Chữ 本 – běn – bản

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ bản

Bộ thành phần: 

木 MỘC (cây)

  • Gốc, một cây gọi là nhất bổn [一本].
  • Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn. Như xả bổn trục mạt [捨本逐末] bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
  • Trước, vốn. Như bổn ý [本意] ý trước của tôi.
  • Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ. Như bổn cai như thử [本該如此] vốn lại phải như thế.
  • Của mình, bổn thân [本身] thân mình, bổn quốc [本國] nước mình, bổn vị [本位] cái địa vị của mình, bổn lĩnh [本領] cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
  • Tiền vốn, tiền gốc. Như nhất bổn vạn lợi [一本萬利] một vốn muôn lời.
  • Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả. Như khắc bổn [刻本] bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn [一本]. Ta quen đọc là chữ bản.

6. 內涵 – Nèihán – nội hàm

Cách đọc:

a. Chữ 內 – Nèi – nội

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung sách Chuyển Pháp Luân - chữ nội

Bộ thành phần: 

冂 QUYNH (trống)

入 – NHẬP (vào)

b. Chữ 涵 – hán – hàm

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ hàm

Bộ thành phần: 

氵 THỦY (nước)

函 HÀM (Dung được. Cái phong bì. Cái hộp) = 一 NHẤT (một) + 氺 + 凵 KHẢM (há miệng)

Nghĩa:

  • Hàm dung. Độ lượng lớn lao gọi là hải hàm [海涵]. Bề trong tốt đẹp mà không lộ ra ngoài gọi là hồn hàm [渾涵] hay hàm súc [涵蓄].
  • Lấy học vấn mà biến hóa khí chất gọi là hàm dưỡng [涵養], lấy giáo dục mà chuyển di phong tục gọi là hàm dục [涵育].

7. 不同 – Bùtóng – bất đồng (khác nhau, không giống)

Cách đọc:

a. Chữ 不 – Bù – bất

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung  - chữ bất

Bộ thành phần: 

一 NHẤT (một)

丿 PHIỆT, TRIỆT (nét phẩy)

丨 CỔN (bộ cổn)

Nghĩa: Chẳng. Như bất khả [不可] không thể, bất nhiên [不然] chẳng thế, v.v.

b. Chữ 同 – tóng – đồng

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ đồng

Bộ thành phần: 

冂 QUYNH (trống)

一 NHẤT (một)

口 KHẨU (miệng)

Nghĩa:

  • Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng [資于事父以事母而愛同] nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
  • Cùng nhau. Như đồng học [同學] cùng học, đồng sự [同事] cùng làm việc, v.v.
  • Hợp lại. Như phúc lộc lai đồng [福祿來同] phúc lộc cùng hợp cả tới.

8. 天體 – Tiāntǐ – thiên thể

Cách đọc:

a. Chữ 天 – tiān – thiên

Xem ở trên

b. Chữ 體 – tǐ – thể

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ thể

Bộ thành phần: 

骨 CỐT (xương)

豊 PHONG (phong phú) = 曲 KHÚC – cong (日 NHẬT – ngày+ 廾 CỦNG – chắp tay) + 豆 ĐẬU (đậu, đỗ)

Nghĩa:

  • Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể [全體]. Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể [一體]. Bốn chân tay gọi là tứ thể [四體].
  • Hình thể. Vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
  • Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể [文體] thể văn, tự thể [字體] thể chữ, chính thể [政體], quốc thể [國體], v.v.

9. 層次 – Céngcì – tầng thứ

Cách đọc:

a. Chữ 層 – céng – tầng

Cách viết:

Bộ thành phần: 

尸 THI (thây người chết)

曽 TẰNG (từng, đã có lần) = 曰 VIẾT (nói rằng) + …

Nghĩa:

  • Từng, lớp, hai lần. Như tằng lâu [層樓] gác hai từng.
  • Sự gì có trật tự gọi là tằng thứ [層次].

b. Chữ 次 – cì – thứ

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ thứ

Bộ thành phần: 

冫 BĂNG (băng giá)

欠 KHIẾM (thiếu)

Nghĩa:

  • Lần lượt, dưới bậc trên trở xuống bét đều gọi là thứ.
  • Xếp bày.
  • Thứ bậc. Như ban thứ [班次] kể hàng đến thứ bực mình ngồi.
  • Lần. Như nhất thứ [一次] một lần.

10. 展現 – Zhǎnxiàn – triển hiện

Cách đọc:

a. Chữ 展 – zhǎn – triển

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ triển

Bộ thành phần: 

尸 THI (thây người chết)

廾 CỦNG (chắp tay)

Nghĩa:

  • Giải, mở, bóc mở ra gọi là triển. Như phát triển [發展] mở mang rộng lớn lên, triển lãm [展覽] mở ra, bày ra cho xem.
  • Xem xét.
  • Ghi chép.

b. Chữ 現 – xiàn – hiện

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung - chữ hiện

Bộ thành phần: 

王 VƯƠNG (vua)

 見 KIẾN, HIỆN (thấy)

Nghĩa:

  • Hiển hiện, rõ ràng.
  • Hiện ngay bây giờ. Như hiện tại [現在] hiện bây giờ.

Bài tiếp theo:
Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P2

Xem thêm: