Dĩ hòa vi quý (以和為貴) là câu thành ngữ tiếng Trung có nghĩa là phàm chuyện gì cũng lấy sự hài hòa, hòa khí làm mục đích cao nhất.

Cách đọc:

以和為貴.
yǐ hé wéi guì.
Dĩ hoà vi quý.

1. Tìm hiểu từng chữ trong thành ngữ Dĩ hòa vi quý

a. – dĩ

Mời bạn xem ở đây.

b. – hòa

Mời bạn xem ở đây.

c. wéi – vi

Mời bạn xem ở đây.

d. – guì- quý

Mời bạn xem ở đây.

2. Nguồn gốc câu thành ngữ Dĩ hoà vi quý

Dĩ hoà vi quý; thành ngữ tiếng Trung; học tiếng Trung; học chữ Hán
Vạn sự dĩ hoà vi quý, lùi một bước biển rộng trời cao (Ảnh: ntdtv.com)

Cổ nhân có câu: “Dĩ hòa vi quý” hoặc đơn giản là “hòa vi quý”. Câu nói này có nguồn gốc từ sách Luận ngữ: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, “禮之用, 和為貴 lǐ zhī yòng, hé wéi guì”. Có nghĩa đại ý là trong các tác dụng của lễ thì hòa hợp, hài hòa là điều đáng quý nhất.

3. Vận dụng thành ngữ Dĩ hoà vi quý

自古以來,中國最流行的一條哲學就是提倡“以和為貴”、“和而不同”.
Zìgǔ yǐlái, zhōngguó zuì liúxíng de yītiáo zhéxué jiùshì tíchàng “yǐ hé wéi guì”,“hé ér bùtóng”.
Từ xưa đến nay, một trong những triết lý phổ biến nhất ở Trung Quốc là chủ trương “dĩ hòa vi quý”, “hòa nhi bất đồng”.

與人相處要以和為貴, 不要過於計較個人的利益得失。
Yǔ rén xiāngchǔ yào yǐ hé wéi guì, bùyào guòyú jìjiào gèrén de lìyì déshī.
Sống với nhau cần xem trọng chữ hòa, đừng nên quá so đo tính toán lợi ích, được, mất.

萬事以和為貴, 退一步海闊天空。
Wànshì yǐ hé wéi guì, tuì yībù hǎikuòtiānkōng.
Vạn sự dĩ hòa vi quý, lùi một bước biển rộng trời cao.

4. Suy ngẫm về thành ngữ Dĩ hoà vi quý

Thế nào là Dĩ hòa vi quý?

Trước tiên là hòa với bản thân. Cần có tấm lòng rộng mở, nội tâm hài hòa, không nóng vội, giận dữ. Trước những ham muốn dục vọng cá nhân, có thể lý trí làm chủ cảm xúc, không bộc phát những cảm xúc thái quá, trong tâm giữ được tĩnh khí thì cũng chính là “dĩ hòa vi quý”.

Dĩ hoà vi quý, hòa với bản thân; thành ngữ tiếng Trung; học tiếng Trung; học chữ Hán
Dĩ hòa vi quý trước tiên cần hòa với bản thân (Ảnh: Pexels.com)

Tiếp đến là hòa với người khác và với xã hội. Người với người cùng chung sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Trước những mâu thuẫn bất đồng thì “cầu đồng tồn dị”, nghĩa là tìm những điểm chung, tương đồng, nhưng vẫn bảo lưu những điểm khác biệt để xem xét cho thấu đáo. “Hòa” không phải là không có nguyên tắc. Người quân tử hài hòa với người khác nhưng không đồng ý một cách cẩu thả với ý kiến người khác. 

Tiếp nữa là hòa với thiên nhiên. Con người sống hài hòa với thiên nhiên, với vạn sự vạn vật, không vô cớ tàn sát sinh linh, hủy hoại tự nhiên. Có như vậy thì môi trường tự nhiên, xã hội của con người mới hài hòa, bền vững, trong lành. Đây cũng chính là “dĩ hòa vi quý”.

Trong đối nhân xử thế, làm thế nào Dĩ hòa vi quý?

Cổ nhân đã để lại nhiều lời dạy sâu sắc cho chúng ta:

“Quân tử kết giao nhạt như nước, tiểu nhân kết giao ngọt như rượu.
Quân tử nhạt mà thân ái, tiểu nhân ngọt mà tuyệt tình”. 
Người quân tử kết giao, tình cảm tuy nhẹ nhàng nhưng lâu bền và thân thiết. Tiểu nhân kết giao, tình cảm tuy ngọt ngào nhưng dễ tuyệt tình tuyệt nghĩa. Quân tử kết giao không vì tư lợi, giống như nước, “nhạt” mà thanh khiết, trong ngần.

“Quân tử thành tựu điều tốt đẹp cho người, không tác thành cái xấu cho người”. 
Đối với việc tốt hay may mắn của người khác thì hết lòng ủng hộ, khen ngợi. Đối với việc xấu hay bất hạnh của người khác thì không lấy làm vui mừng, không giậu đổ bìm leo, lấy thiện đãi người.