Dạ dày là cơ quan dễ bị tổn thương. Có những thói quen gây hại dạ dày trong sinh hoạt hàng ngày, tưởng như vô hại nhưng lại tác động xấu đến dạ dày.

Mỗi người thường gặp phải các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày; hành tá tràng; đau vùng thượng vị; nặng hơn có thể bị ung thư dạ dày. Vậy nên, để phòng tránh bệnh đau dạ dày, thì nên thay đổi những thói quen bất lợi dưới đây nhé.

7 thói quen gây hại dạ dày

1. Ăn cháo trắng là thói quen gây hại dạ dày

  • Từ lâu, món cháo trắng dễ tiêu luôn được nhiều người xem là món ăn bổ dưỡng cho dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế, việc ăn cháo trong khoảng thời gian dài có xu hướng làm cho đường tiêu hóa bị lười biếng; dẫn tới suy giảm khả năng tiêu hóa; chỉ có thể tiêu hóa những loại thức ăn dễ tiêu như cháo trắng; một ít thức ăn không tiêu sẽ khiến dạ dày khó chịu.
Ăn cháo trắng là thói quen gây hại dạ dày
Đối với những bệnh nhân bị trào ngược thực quản; viêm dạ dày tá tràng thì việc ăn cháo lại càng không có lợi cho quá trình phục hồi của bệnh (ảnh chụp màn hình: netnews.vn).
  • Vậy nên, với chế độ ăn uống bình thường, việc để dạ dày tiêu hóa một số thức ăn cứng, lạnh, chua, cay sẽ khiến cho dạ dày được “rèn luyện” và hoạt động hiệu quả hơn; nhưng không nên quá lạm dụng nó.

2. Uống trà đen

  • Tuy trà đen được làm bằng cách lên men và rang, hàm lượng polyphenol trong trà nhỏ và ít gây kích ứng dạ dày, nhưng chất caffeine trong trà lại không có lợi cho việc kiểm soát axit trong dạ dày và có khả năng gây nên sự khó chịu. .
  • Do đó, trà đen bồi bổ dạ dày chỉ là cách nói mang tính tương đối. Với những người có quá nhiều axit trong dạ dày, thì không nên uống trà đen.

3. Uống nước gừng

  • Nước gừng có tác dụng làm ấm dạ dày và giảm kích ứng của những loại thức phẩm sống và lạnh đối với dạ dày. Vì vậy, nhiều bệnh nhân khó chịu về đường tiêu hóa cho rằng uống nước gừng có thể làm giảm những triệu chứng về tiêu hóa.
  • Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này không thể giải quyết căn bản những bệnh về đường tiêu hóa; cũng như không thể áp dụng một cách lâu dài.
Uống nước gừng
Chất gingerol có trong gừng gây kích ứng niêm mạc dạ dày bằng cách làm cho nó tiết ra nhiều axit hơn; như vậy sẽ bị chướng bụng (ảnh chụp màn hình: thanhnien.vn).
  • Bởi gừng là thực phẩm có tính kích thích; nếu ăn quá nhiều sẽ dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa tiết ra nhiều axit dịch vị; phá hủy môi trường tiêu hóa của hệ tiêu hóa; gây ra các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra, gừng chứa chất safrole, có thể dẫn đến ung thư nếu sử dụng quá liều lượng. Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chất safrole trong gừng có thể dẫn đến ung thư gan.

4. Ăn quá no

Ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa của cơ thể bị quá tải. Khi đó, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ dẫn đến hoạt động của dạ dày bị chậm lại. Khi thức ăn không được tiêu hóa và hấp thụ hết, thêm quá trình chuyển hóa sinh ra năng lượng quá mức cũng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là nguồn gốc của vô số căn bệnh gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

5. Ăn đồ chay

  • Nhiều người thường cho là thịt chứa nhiều chất béo và calo ảnh hưởng không tốt tới dạ dày nên muốn tẩm bổ dạ dày thì tốt nhất chỉ nên ăn những món chay; tuy nhiên thực tế đây là quan niệm sai lầm.
Ăn đồ chay
Rau củ chứa nhiều gluten không tốt cho những người bị viêm loét dạ dày. Sử dụng chế độ ăn chay có nhiều rau củ sẽ khiến cho người bị bệnh viêm loét dạ dày không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ; gây nên tình trạng thiếu (ảnh chụp màn hình: chấtbaoangiang.com.vn).
  • Muốn duy trì đường ruột và dạ dày thì cần trộn thịt và rau để bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh gây ra rối loạn dinh dưỡng.
  • Trong cuộc sống cũng có nhiều món ăn từ thịt tương đối ít chất béo và cũng có thể bổ sung nhiều chất đạm như cá; tôm; thịt lợn; thịt gà… cũng có lợi ích trong việc bảo vệ dạ dày tốt.

6. Dùng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn gây hại cho dạ dày. Những người hút thuốc quá nhiều dễ bị viêm dạ dày. Thành phần nicotin trong thuốc lá sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày bằng cách: thúc đẩy co thắt mạch máu; giảm lượng máu cung cấp cho niêm mạc dạ dày; ức chế tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hưởng tới chức năng làm rỗng dạ dày, dễ bị trào ngược dịch mật ở dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày; thúc đẩy quá trình tiết axit và pepsin ăn mòn trực tiếp niêm mạc dạ dày.

7 thói quen gây hại dạ dày cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể như kém ăn; đau dạ dày; tổn thương gan; não, rối loạn tim mạch; gặp những bệnh lí về da; mất trí nhớ…

7. Không ăn bữa sáng

Thực tế, việc duy trì 3 bữa ăn chính mỗi ngày là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào buổi sáng. Sau một giấc ngủ dài vào ban đêm, năng lượng của cơ thể cạn kiệt, nếu không ăn uống kịp thời, dạ dày sẽ bị kích thích bởi axit dịch vị, lâu dài, chức năng tiêu hóa sẽ bị suy giảm nhiều, gây nên bệnh dạ dày, viêm loét và theo thời gian dài có thể bị ung thư dạ dày.

Tuy thực tế có nhiều người mắc bệnh dạ dày nhưng không nhiều người biết cách bồi bổ dạ dày và dễ mắc phải những thói quen gây hại dạ dày trên đây.