Tỏi đen loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Sử dụng đúng cách loại tỏi này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Tỏi đen còn được sử dụng trong ẩm thực và làm đẹp.

Tỏi đen là loại tỏi gì?

Tỏi đen (tên tiếng anh: Black Garlic) là thành phẩm của tỏi trắng đã trải qua quá trình lên men chậm, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C – 90 độ C) và độ ẩm từ 80 – 90 độ. Thời gian lên men kéo dài từ 30 – 90 ngày.

Tỏi đen là tỏi khô được chuyển màu đen từ tỏi trắng thông thường bằng phản ứng Maillard. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần, một quá trình tạo ra nhân (tép tỏi) màu đen.
Quá trình tỏi trắng được lên men thành tỏi có màu đen nhánh; cùng với đó hàm lượng các hoạt chất trong tỏi tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng. (ảnh: Internet)

Trong tỏi tươi có chứa một axit amin được gọi là alliin. Khi tép tỏi được nghiền nát hoặc cắt lát, nó giải phóng ra một loại enzyme được gọi là alliinase. Sự tương tác giữa alliin và alliinase tạo thành allicin – đây được coi là thành phần có hoạt tính sinh học chính của tỏi; allicin có chức năng giảm viêm và có lợi ích trong việc chống oxy hóa.

Còn tỏi đen, do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều; như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường fructose; đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường. Chính vì thế, nó có tác dụng mạnh và khác so với tỏi trắng.

Có mấy loại?

Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay; không có hoặc ít mùi hăng nên có thể ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng. Gồm có 2 loại:

Tỏi đen nhiều nhánh: là loại tỏi được chế biến từ nguyên liệu là tỏi nhiều nhánh (loại tỏi thường dùng hàng ngày). Tỏi thường được ủ trong một thời gian trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và áp suất nhất định. Từ 40- 60 ngày sản phẩm cho ra tỏi có màu đen, có vị ngọt nhẹ, hơi chua, không hăng như tỏi thường.

Tỏi đen một nhánh (hay còn gọi là tỏi đen cô đơn) và nhiều nhánh (ảnh: medlatec.vn)

Tỏi đen cô đơn: (hay còn gọi là tỏi một nhánh) được lên men từ loại tỏi cô đơn. Tỏi cô đơn là loại tỏi do đột biến gen trong quá trình phát triển; cho nên củ tỏi không có nhiều nhánh như các loại tỏi thường mà chỉ có duy nhất một nhánh. Đây là một sản phẩm thực phẩm chức năng đang rất được ưa chuộng.

Tác dụng của tỏi đen với sức khỏe như thế nào?

Tỏi đen có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng như:

  • Phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
  • Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
  • Giúp tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt.
  • Ức chế một số dòng tế bào ung thư, ví dụ: ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
  • Giúp hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL – Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
  • Với khả năng chống oxy hóa cao, khả năng thu gọn gốc tự do vượt trội, có tác dụng trong làm đẹp, lưu giữ thanh xuân, bảo vệ làn da, chống lão hóa cho phái đẹp…
  • Chiết xuất methanolic trong tỏi đen giúp cải thiện tình trạng béo phì, thúc đẩy quá trình giảm cân thông qua việc điều hòa quá trình tạo mỡ, sinh tổng hợp adipokine và lipolysis.
  • Nó còn được sử dụng như một loại nguyên liệu trong nấu ăn.

Cách sử dụng

Mật ong được sử dụng để trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt. Nó cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào trong khi tập thể dục hoặc ở những người bị suy dinh dưỡng.
Tỏi đen kết hợp với mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt bài thuốc này mang lại hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh,…(ảnh: Pixabay)

Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn 3 – 5g tỏi đen; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

  • Ăn trực tiếp: Mỗi ngày bạn có thể ăn trực từ 2 đến 3 củ. Người cao tuổi nên sử dụng từ 1 đến 2 củ để phát huy được tối đa khả năng và công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn với gia vị khác; bởi nó có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Ngâm rượu: sử dụng rượu nếp nguyên chất để ngâm; ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần uống 50ml.
  • Ngâm với mật ong: bóc vỏ lấy khoảng 125–150g tỏi đen và để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong vào cho ngập kín tỏi; ngâm khoảng 3 tuần là có thể dùng được.
  • Ép lấy nước uống: Lấy 3- 5g tỏi, thêm 1 chén nước ấm cho vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước uống.
  • Dùng trong ẩm thực: như nước sốt cho mì pasta hay làm sinh tố, thịt kho tỏi … Tùy theo điều kiện và sở thích của mọi người; mà có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi bữa ăn của gia đình.

Những người nào không nên dùng tỏi đen?

Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:

Tỏi đen rất tốt cho sức khỏe mọi người kể cả mẹ bầu, nhưng nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp thì không nên ăn.
Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp hay có vấn đề về thai kỳ; hoặc trước khi sinh 2 tuần thì không nên ăn tỏi đen. (ảnh: Pexels)
  • Người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều.
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
  • Người bị bệnh tiêu chảy.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người mắc bệnh về mắt.
  • Người mắc bệnh về thận.
  • Người bị bệnh về gan.
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.

Tỏi đen có tác dụng phụ không?

Tỏi đen cô đơn (tỏi đen một nhánh) là một sản phẩm thực phẩm chức năng đang rất được ưa chuộng.
Sử dụng đúng cách tỏi đen nó sẽ là “thần dược” đối với sức khỏe. (ảnh: Internet)

Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nếu sử dụng đúng cách nó sẽ là “thần dược”. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng thì nó cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như:

  • Gây nóng trong người, táo bón.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ hơi.
  • Gây dị ứng: cơ thể ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.
  • Sử dụng sai cách hoặc tỏi không đảm bảo khi bảo quản, dễ gây ngộ độc và có thể gây tử vong.
  • Ảnh hưởng đến một số thuốc đang dùng: Sử dụng tỏi đen không tốt cho người đang dùng thuốc chống đông máu hay người đang điều trị HIV/AIDS. Vì vậy, khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên dùng tỏi đen hay không.

Những lưu ý khi dùng tỏi đen

  • Bạn hãy tìm mua tỏi đen ở những nơi uy tín, chất lượng, có nhãn mác địa chỉ; và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng của tỏi và sức khỏe khi sử dụng.
  • Không dùng tỏi hết hạn sử dụng, không dùng tỏi đã bị mốc. Nên bảo quản tỏi trong ngăn mát tủ lạnh sau khi dùng.
  • Nếu ăn trực tiếp, nên nhai kỹ để tỏi phát huy hết tác dụng.
  • Nếu uống rượu ngâm tỏi thì không nên uống nhiều; chỉ khoảng nửa ly nhỏ uống trà; nếu uống nhiều mà cơ thể không hấp thụ hết gây lãng phí.
  • Nên ăn tỏi đen lúc bụng rỗng, trước khi ăn sáng. Không nên ăn quá nhiều trong 1 ngày. Liều lượng: ăn 1–2 củ trong 1 ngày.

Xem thêm: