Nếu không tận mắt chứng kiến pha ‘vượt ngục’ của cậu bé thì chẳng ai tin được rằng cậu nhóc lại có thể dễ dàng vượt qua rào cản đó.

Không muốn con ra khỏi phòng gây loạn, nên họ đã nối hai cánh cửa chặn lên nhau. Nhưng ai ngờ được rằng cậu bé vẫn ‘vượt ngục’ một cách dễ dàng. Các bậc phụ huynh cũng được một phen tròn mắt khi chứng kiến cảnh này.
Video ghi lại pha ‘vượt ngục’ khó tin của cậu bé:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về pha ‘vượt ngục’ khó tin của cậu bé

– Xem đi xem lại vẫn không tin vào mắt mình.
– Quả là siêu nhân, bé này rất khỏe mạnh !
– Con khoẻ, rất thông minh và dũng cảm…
– Thật không thể tin nổi…!
– Đúng là siêu nhân tí hon.
– Ui cha, có tương lai nha.
– Đây mới là thiên tài. Siêu nhân mang bỉm !
– Tôi không thể tin nổi, đây có phải sự thật như mắt đã nhìn không nữa ta. Quá tuyệt vời nếu như nhóc con đã làm điều kỳ diệu.!

Khám phá: Chăm sóc trẻ hiếu động như thế nào?

Trẻ hiếu động quá mức sẽ khó phát triển nhân cách bình thường và dễ trở nên bạo lực. Đây là một dạng bệnh tâm lý. Nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp phù hợp, trẻ sẽ phát triển rất tốt.

Dấu hiệu trẻ hiếu động rất dễ nhận biết:

  • Bé khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục.
  • Trẻ mất khả năng tập trung hoặc sự tập trung này thiếu mạch lạc, thống nhất.
  • Trẻ thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động và hành động thường không có mục đích.
  • Trẻ bồn chồn và thường không bao giờ im lặng. Khi trẻ đến trường, kết quả học tập ngày càng sa sút nên dễ bị coi là học sinh cá biệt.
Video: Pha 'vượt ngục' khó tin của cậu bé khiến phụ huynh tròn mắt
Ảnh: internet

Cùng với việc dùng thuốc để chữa bệnh còn có việc sử dụng liệu pháp tâm lý. Đối với trẻ hiếu động, cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn, đặc biệt là thường xuyên giám sát và kiên nhẫn với con.

Tuyệt đối không la mắng, dùng lời lẽ gay gắt, so sánh con với những đứa trẻ khác cùng tuổi với ý định chỉ trích, thất vọng. Giúp trẻ tập hình dung hậu quả trước khi hành động.

Cha mẹ nên tránh tranh cãi trước mặt con, nên cư xử nhẹ nhàng và nên khen ngợi khi con làm điều tốt. Đặc biệt hãy nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện và cũng khuyến khích trẻ nhìn vào mắt bạn khi trẻ yêu cầu điều gì đó.

Có thể bạn quan tâm: