Trong các dịp sum họp, quây quần bên gia đình, thì món lẩu luôn là sự lựa chọn của các chị em nội trợ. Nếu bạn đã ngán ngẩm với hải sản, thịt hay cá… thì lẩu Thái chay chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

– 500g bún tươi hoặc mì tôm chay ( Tùy thích )
– 2 củ cà rốt to , 1 củ cải trắng to , 1 trái bắp vàng, 100gram nấm rơm
– 200gram tàu hủ, 200gram chả chay
– 1/2 quả thơm, 3 quả cà chua
– 4 cây sả, 3 quả ớt
– Sả xay
– Rau : ngò gai, rau quế, rau thơm, Rau muống, rau cải…
– 200gram nấm bào ngư, kim châm hoặc các loại khác tùy thích
– Gia vị:gói nấu lẩu thái chay , dầu ăn, muối, đường, knorr chay…

Hướng dẫn cách nấu lẩu thái chay

Trước đây muốn ăn lẩu người ta bày ra giữa bàn một cái lò than, trên có một cái nồi (gọi là lồng lẩu) đựng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nước sôi để nhúng nguyên vật liệu cho chín. Chiếc nồi này nhỏ hơn, nhưng vẫn có đầy đủ cấu tạo của một chiếc nồi lẩu thông thường. Hiện nay lẩu cồn, lẩu điện, lẩu ga và lầu từ đã thay thế lẩu than truyền thống.
Các nguyên liệu thường thấy trong món lẩu Thái chay gồm có rau muống, cần tàu, cải thảo, cà rốt, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non, cải bó xôi, rau cần tây, nấm đông cô, đậu hũ… (Ảnh: Thanh Nhã)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc.
– Bắp vàng rửa sau đó cắt thành từng khúc khoảng 3 – 4 cm.
– Nấm rơm làm sạch.
– Sả cắt khúc.
– Đậu hủ và chả chay cắt miếng vừa ăn.
– Thơm và cà chua rửa sạch cho vào máy xay xay nhuyễn.
– Rau ngò gai, rau quế, rau thơm cắt nhuyễn. Các loại rau ăn kèm như rau muống, rau cải… thì rửa sạch, cắt vừa ăn.

Bước 2: Nấu nước dùng lẩu Thái chay

– Đầu tiên, các bạn cho củ cải trắng, cà rốt, nấm rơm và bắp vào 2 lít nước. Nêm vào 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, nấu khoảng 30 phút

– Chuẩn bị một nồi khác lên bếp rồi cho vào 3 muỗng dầu ăn. Khi dầu nóng thì cho gừng, sả xay và sả cắt khúc vào phi thơm

– Bạn xay nhuyễn hỗn hợp thơm và cà chua sau đó cho vào khi các nguyên liệu gừng và sả đã vàng thơm vào nồi, nêm thêm 1 muỗng đường, đảo cho đến khi hỗn hợp sôi lên rồi để riêng ra ngoài.

– Sau khi nấu rau củ 30 phút, cho hỗn hợp cà chua và thơm đã xào vào nồi, thêm gói gia vị nấu lẩu thái để nước dùng được đậm đà. Khuấy đều và nêm nếm lại với gia vị tùy khẩu vị mặn, lạt của các bạn, sao cho thật ngon và vừa miệng.

– Cuối cùng, đến khi nước lẩu sôi thì cho tàu hủ vào, nấu thêm khoảng 3 phút. Vậy là bạn đã nấu xong nước dùng lẩu rồi.

Thưởng thức

Múc nước dùng ra nồi lẩu nhỏ hơn, cho rau ngò gai, rau quế, rau thơm cắt nhuyễn và ớt lên trên, ăn kèm bún tươi hoặc mì tôm chay. Khi ăn, bạn lần lượt cho chả chay và các loại rau ăn kèm vào lẩu. Nguyên liệu vừa chín tới thì vớt ra ngay và có thể ăn.

Có nhiều giả thuyết khác nhau cho nguồn gốc ra đời của lẩu nhưng độ xác thực thì chưa ai kiểm chứng được. Hầu hết các giả thuyết cho rằng lẩu bắt nguồn từ phía Bắc Trung Quốc. Một số cho rằng những kị binh người Mông Cổ cưỡi ngựa dọc Châu Á. Lúc bấy giờ, họ không mang theo dụng cụ hay nguyên liệu để nấu ăn. Họ dùng tấm khiêng để nấu thịt và dùng mũ của mình để nấu súp. Nó đã thu hút những người Trung Quốc và bắt đầu phổ biến rồi từ đó trở thành một truyền thống của người Trung Hoa hơn 1000 năm qua.
Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị, ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối tạo nên một bữa ăn ngon miệng (ảnh instagram: @quyennho2001)

Nước dùng có vị chua chua cay cay, vừa ăn vừa hít hà vì nóng và ngon. Các nguyên liệu được chín tới trong nước lẩu vừa giữ được vị tươi ngon mà vẫn đậm đà hương vị lẩu. Đây chính là điểm hấp dẫn của món lẩu.