Thịt gà là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Thịt gà có thể chế biến các món như: gà rán, gà kho, gà luộc,… Thú vị hơn khi làm món lẩu Thái gà với vị chua nhẹ xen lẫn vị cay cay đậm đà. Học cách nấu lẩu Thái gà đổi khẩu vị cho gia đình mình và thích hợp hơn trong những ngày thời tiết se se lạnh.

1. Nguyên liệu cho cách nấu lẩu Thái gà gồm:

Bí quyết nấu lẩu ngon: Ngoài xương ống heo, có thể dùng thêm xương gà để nước dùng có vị ngọt thơm. Nguyên liệu hải sản, thịt bò, rau củ tuỳ vào khẩu vị người dùng mà thêm bớt theo sở thích.

 Để thưởng thức món lẩu Thái được ngon hơn, nên ăn rau đến đâu thì trụng đến đó. Có thể thêm nước cốt me hoặc giấm bỗng cho nước lẩu có vị chua thanh.
Đặc trưng của Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt, vị thơm của gừng, sả cùng lá chanh

– 1 con gà khoảng gần 2 kg
– 8 nhánh sả
– 1 củ gừng, 1 củ riềng
– 5-7 tép tỏi
– 5 lá chanh
– Rau gia vị: Ngò gai, rau mùi
– Rau ăn kèm : cải bó xôi, rau mồng tơi, rau muống,…. (Tuỳ thích)
– Me vắt
– Ớt bột, ớt trái ( nếu thích ăn cay)
– Bún, mì tôm ăn kèm
– Gia vị : muối, đường, nước mắm….

2. Các bước thực hiện :

Bước 1: Rửa sạch gà, chặt thành những miếng vừa ăn. Ướp gà với chút muối, đường. Để khoảng 15-20 phút cho thịt thấm gia vị.

Bước 2: Tiếp tục lấy tép tỏi đã chuẩn bị băm hoặc xay nhuyễn
Lấy 4 nhánh sả cắt khúc vừa, 4 nhánh còn lại băm nhỏ. Gừng, riềng cắt lát mỏng rồi đập dập

Bước 3: Sau đó, phi thơm tỏi và sả, cho gà vào xào sơ cho thịt săn lại. Cho nước vào nồi gà, đun lửa cho nước sôi mạnh rồi vớt bọt ở trên cho nước nẩu được trong

Cách nấu lẩu Thái gà chua cay đơn giản
Lẩu Thái du nhập vào nhiều nước thì có thể được biến tấu cho hợp với khẩu vị của đất nước đó (ảnh: Thanh Nhã)

Bước 4: Để làm cho nước dùng được thơm, cho sả đập dập, gừng, riềng vào nồi. Chúng ta đun lửa nhỏ cho gà được mềm và thấm các hương liệu từ gừng, sả và riềng…

Bước 5: Cuối cùng, ngâm me trong một chén nước sôi rồi dầm lấy nước cốt. Thịt gà khi thử thấy đã mềm thì ta nêm nước me, muối, đường,nước mắm cho vừa ăn và có vị chua nhẹ. Cho rau mùi, ngò gai, lá chanh cắt nhỏ vào.

3.Thành phẩm

Khi nước dùng gà vừa sôi thì bạn nêm nếm lại cho vừa miệng, sau đó cho các loại rau vào vừa chín tới là có thể ăn rồi. Lẩu Thái gà ăn kèm với bún, mì trứng, mì tôm đều ngon và hợp vị.

Cùng quây quần bên nồi lẩu Thái gà, vừa ăn vừa trò chuyện trong những ngày se lạnh sẽ đem lại sự ấm cúng bên gia đình. Vào bếp trổ tài cho người thân cùng thưởng thức món lẩu Thái gà nhé.