Lẩu Thái luôn được xem là món ăn yêu thích được nhiều gia đình lựa chọn vào những ngày thời tiết se lạnh, hay đơn giản là các bữa tiệc gia đình, bạn bè. Lẩu Thái chua cay hoà quyện cùng vị ngọt nước dừa tươi sẽ đem lại cảm giác mới lạ cho cả nhà. Cùng gia đình vào bếp để thực hiện cách nấu lẩu Thái chua cay chuẩn vị nhé!

1.Nguyên liệu chế biến dành cho cách nấu lẩu Thái

Yếu tố chính để có một nồi lẩu thơm ngon và chuẩn vị đó là nguyên liệu phải luôn tươi và mới. Khi nấu hải sản tươi sống sau sẽ cho chúng ta vị ngọt tự nhiên và tránh mùi tanh. Vì vậy các bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn nguyên liệu nhé!

cách nấu lẩu thái đơn giản tại nhà... Lẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu (tiếng Thái: สุกี้ยากี้ hay สุกี้, phát âm: suki) ở Thái Lan, là một biến thể của món lẩu ở Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản và là món ăn truyền thống của xứ này. Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau (hợp vị là rau rút) vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn và nhúng nó một hỗn hợp trước khi ăn. Hương vị chủ đạo của lẩu Thái là chua và cay. Đây là hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái ít bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh Thái, nhất là độ cay nồng của ớt.
Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà còn được hâm mộ ở rất nhiều quốc gia trên thế giới (ảnh: Pixabay)

* Các nguyên liệu cần chế biến gồm: 

– 200gram mực, 200gram tôm, 300gram nghêu, 300gram cá basa

– Hành tỏi băm, 30gram sả, 30gram riềng 

– Nấm các loại : nấm rơm, nấm kim châm,…

– 100gram cà chua, 5gram lá chanh 

– 1,8 lít nước dừa tươi, 40ml cốt dừa (tùy thích)

– 1 gói Nước dùng lẩu Thái Barona 180g

– Rau muống, rau cải, bắp chuối …

– Bún hoặc mì (tùy thích)

2. Cách nấu lẩu Thái : 

2.1 : Các bước sơ chế bao gồm :

– Hành tỏi băm, sả và riềng cắt lát 

– Tôm rửa sạch

– Mực rửa sạch, cắt lát vừa ăn

– Rửa sạch nấm và các loại rau

– Cà chua rửa sạch, thái thành khúc vừa.


2.2 Các bước chế biến:

Chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc hầm xương để có nước ngon ngọt. Hôm nay mình mách nhỏ với các bạn bí kíp nấu nước lẩu Thái với gói nước dùng lẩu Thái Barona nhé. Nước dùng đã có sẵn >70% Nước hầm xương và chiết xuất rau củ quả tươi.

Cách nấu lẩu Thái... Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản, cùng với các gia vị của món lẩu, hương vị lẩu Thái còn đặc trưng bởi hương rất thơm của gừng, vị nồng của lá chanh Thái và không thể thiếu vị cay của ớt. Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị, vị chua đặc trưng của lẩu, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt thơm và chua chua của nước lẩu ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối tạo nên một bữa ăn ngon miệng. Lẩu Thái được chế biến công phu, trình bày đẹp mắt trong những dụng cụ mang đậm phong cách của người Thái.

Các nguyên liệu thường thấy trong món lẩu Thái gồm có thịt bò, thịt heo, rau muống, cần tàu, cải thảo, cà rốt, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non… và tôm, mực ngoài ra còn có thể có cải bó xôi, rau cần tây, nấm đông cô, đậu hũ hoặc cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực nhồi thịt, bánh xếp nhân tôm, tim và cật heo. Ngoài ra, muốn ăn lẩu cay bao nhiêu, khách có thể tự bỏ thêm tương ớt vào chén bấy nhiêu. Muốn ăn món gì, có thể thêm món nấy để cho vào lẩu.
Lẩu Thái là sự kết hợp hài hoà của món canh chua Thái (Tom yum) với lẩu Trung Quốc phổ biến trong cộng đồng người Hoa tại Thái Lan, sau đó dần lan toả ra thế giới (ảnh: Pixabay)

– Bước 1: Phi thơm hành tỏi băm và 30g sả thái lát hoặc có thể bỏ qua bước này nếu bạn không muốn ăn nhiều dầu mỡ

– Bước 2: Tiếp theo, cho 1,8 lít nước lọc hoặc nước dừa vào nồi; thêm 100gram cà chua và 5gram lá chanh cùng với riềng thái lát vào cho thơm.(Mẹo nhỏ: dùng nước dừa tươi sẽ giúp nước lẩu ngon và thơm hơn)

– Bước 3: Cho vào nồi 1 gói Nước dùng lẩu Thái Barona 180g, khuấy đều và đun sôi. (Khi sử dụng Nước dùng lẩu Thái Barona bạn không cần phải nêm nếm thêm gia vị nào khác)

– Bước 4: Để nước dùng thêm sánh quyện bạn có thể cho thêm 40ml nước cốt dừa. Nếu bạn không thích ăn quá béo thì có thể bỏ qua bước này luôn nhé.

3. Thưởng thức món ăn:

Khi nước lẩu sôi, bạn cho mực vào, tiếp đến cho lần lượt nghêu; tôm, cá, nấm và các loại rau vào. Sau đó ăn cùng với bún hoặc mì.

Chỉ với vài bước thực hiện đơn giản, đặc biệt không cần nêm nếm là bạn đã có ngay một nồi lẩu Thái chua cay, tiết kiệm tại nhà rồi; đây là món ăn rất tốt cho mùa lạnh. Còn chần chờ gì mà không lưu ngay công thức này lại để trổ tài và thưởng thức trong dịp cuối tuần này nhỉ!