Gút là căn bệnh xương khớp phổ biến, bản chất không phải là bệnh nan y. Bệnh gây viêm các khớp nhỏ, thường gặp ở khớp ngón chân cái; nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhưng điều khiến bệnh khó chữa khỏi là do thói quen ăn uống thoải mái hàng ngày. Chế độ ăn uống phù hợp là “bài thuốc” quan trọng nhất mà người bệnh gút cần có. Vậy bị gút nên ăn gì? Cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm những loại thực phẩm phù hợp cho người bị bệnh gút.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Trong gần một nửa số trường hợp, bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái; ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến các ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Các triệu chứng bệnh gút xảy ra khi có khá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao; các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội.

Biểu hiện đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại các khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị hết cơn đau nhưng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Nếu để lâu mà không trị hết có thể xuất hiện những khối u; cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp; ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp cuối cùng có thể dẫn đến tàn phế.

Hầu hết những người bị bệnh gút đều không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Việc thừa axit uric thường do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

Bị gút đau ở đâu? bị gút kiêng ăn gì; bị gút là sao; Bị gút nên ăn gì... những người bị gút nên thường xuyên vận động vùng khớp bị gút
Triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh gút là ngón cái sưng đỏ và đau nhức (ảnh: Flickr)

Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gút như thế nào?

Một số loại thực phẩm chứa nhiều purin có thể gây ra các cơn gút bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, thực phẩm chứa nhiều purin không gây hại cho cơ thể. Những người mắc bệnh gút do không có khả năng đào thải axit uric hiệu quả; tiêu thụ quá nhiều nhân purin sẽ làm tích tụ axit uric và gây ra các cơn gút. Để phòng ngừa cơn gút, bạn chỉ cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu, bia. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu; một số loại rau có hàm lượng purin cao không gây ra cơn gút. Ngoài ra, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút mặc dù chúng không chứa nhiều purin. Trong khi đó, các sản phẩm từ sữa ít béo; các sản phẩm từ đậu nành và các sản phẩm bổ sung vitamin C; có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút bằng cách giảm nồng độ axit uric có trong máu. Các sản phẩm sữa giàu chất béo có thể không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric.

Bệnh gút không nên ăn gì?

Purin chính là “thủ phạm” gây ra những cơn gút bất ngờ. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những thực phẩm giàu nhân purin. Bạn cũng nên tránh thức ăn có nhiều đường fructose. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên dùng cho người bệnh gút:

Các loại thức ăn:

Không nên ăn thực phẩm giàu đạm nhân purin như: hải sản các loại; các loại thịt đỏ; phủ tạng động vật; Thịt gia cầm, rau muống, súp lơ xanh… Tránh các loại nước hầm, nước rau… để giảm hàm lượng purin trong thức ăn dễ tan trong nước.

Bị gút nên ăn gì... không nên ăn nấm khi bị gút;  những món ăn chữa bệnh gút; chế độ ăn uống khi bị gout; món ăn tốt cho người bị bệnh gout;
Purin là tên chỉ một loại phân tử gồm có các nguyên tử cacbon và nitơ. Các phân tử này tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào. Trong cơ thể người, purin được chia làm hai loại:
Purin nội sinh: Được sản xuất trong quá trình chuyển biến của chất acid nucleotid trong cơ thể.
Purin ngoại nhập: Hấp thụ qua thực phẩm hay đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Ăn nấm có thể tăng lượng axit uric trong cơ thể làm cho người bệnh dễ lên cơn gút cấp

Kiêng ăn tất cả các loại thực phẩm mọc nhanh như măng tây; nấm, rau mầm, bạc hà vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Cắt giảm các thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: đạm động vật nói chung như thịt lợn, gà, vịt … và đạm thực vật như các loại đậu nói chung; đặc biệt là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh …

Giảm thức ăn nhiều dầu mỡ như: Mỡ, da động vật, đồ chiên, quay; đồ ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa như: mì gói, thức ăn nhanh …

Các loại thức uống

Không uống rượu bia, đồ uống có ga, đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì; một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh gút.

Giảm các đồ uống có tính axit vì nó làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận; do axit lactic trong các đồ uống này tham gia đào thải axit uric. Điều này làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Tránh các thực phẩm ăn kiêng tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không chứa nhiều purin hoặc fructose; nhưng chúng lại ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh nhân bị gút nên ăn gì?

Bệnh gút nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đang quan tâm. Hầu hết mọi người đều bối rối vì đa phần các loại thực phẩm họ ăn đều chứa nhiều purin hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có ít những thứ này chẳng hạn như:

Các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, rau quả, bơ đều có thể ăn được. Trứng và sữa không chứa purin nên khuyến khích bệnh nhân sử dụng.

Thực phẩm như dưa leo, củ sắn, cà chua; giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành acid uric.

Một số thực phẩm dành cho câu hỏi bị gút nên ăn gì

Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho bệnh gút. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các cơn gút bằng cách giảm viêm và nồng độ axit uric trong cơ thể.

Rau: Hầu hết các loại rau đều tốt cho việc điều trị bệnh gút. Bệnh nhân dùng được khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím, rau xanh.

Bị gút nên ăn gì?... các loại rau nhiều chất xơ đều phù hợp cho người bị gút
Người bị gút được khuyến khích ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Các loại đậu: đậu nành, đậu phụ. Các loại hạt. Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch sản phẩm từ sữa, trứng.

Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh. Các loại thảo mộc và gia vị; có thể dùng được dầu thực vật.

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải khi bị gút

Ngoài những thực phẩm tránh dùng thì có một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một hai lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gút. Đó là các loại thịt như gà, bò, heo và thịt cừu, cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Chế độ sinh hoạt hợp lý dành cho người bị gút

Giảm cân

Nếu bạn bị bệnh gút, thừa cân khiến bạn dễ bị bệnh gút tấn công. Khi thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ lượng đường trong máu. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm tình trạng kháng insulin và nồng độ axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các chế độ ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ lên ​​cơn gút cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa các cơn gút. Giúp giảm axit uric có trong cơ thể.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gút; do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu.
Hạn chế uống đồ uống có cồn.

Cồn là yếu tố gây kích thích các đợt gút. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn mà không loại bỏ axit uric; điều này làm lượng axit uric trong cơ thể càng nhiều.

Bị gút nên ăn gì... nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C...  món ăn tốt cho người bị bệnh gout

Dùng thực phẩm có nhiều vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric nên có thể ngừa cơn gút.

Lắng đọng của bài bị gút nên ăn gì:

Giữ ấm cơ thể và tránh để cơ thể bị lạnh.
Giữ tinh thần luôn lạc quan. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây phát cơn gút cấp.
Ngâm chỗ bị gút với nước nóng mỗi tối và không nên ngâm lúc đang bị gút cấp.