Bảo quản gạo sai cách tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Dưới đây là 9 mẹo bảo quản gạo được lâu, không bị mối mọt.
- Mẹo bảo quản các loại nấm để có thể sử dụng được lâu ngày
- Một số mẹo bảo quản chà bông được lâu, không sợ bị mốc
- Mẹo bảo quản gừng, hành, tỏi, ớt tươi cả tháng không bị hỏng
Gạo sạch là nguồn lương thực quanh năm không thể thiếu trong mỗi gia đình nên gạo thường được thu mua với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, nếu không biết bảo quản đúng cách, mối mọt sẽ rất dễ tấn công. Vậy để để phòng tránh hiện tượng bị mối mọt tấn công thì cùng tham khảo và áp dụng ngay những cách dưới đây nhé.
Xem nhanh
Một số nguyên nhân dẫn đến gạo bị mối mọt, mốc
- Để gạo dưới ánh nắng trực tiếp, hoặc nơi quá ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo, tệ hơn là gạo có thể bị khô và vụn, không nấu được cơm.
- Một nguyên nhân nữa mà hầu như không ai để ý là vệ sinh thùng đựng gạo nhưng không để khô hẳn mà cho gạo vào, điều này không khác gì tạo ổ sinh nở cho mối mọt phát triển.
9 mẹo bảo quản gạo không bị mối mọt
1. Bảo quản gạo bằng tỏi
Cho một vài tép tỏi đã lột vỏ vào thùng gạo, đậy nắp và bảo quản như bình thường. Tỏi có tính diệt khuẩn rất mạnh, có tác dụng xua đuổi côn trùng và diệt trừ vi khuẩn hiệu quả.
2. Để gạo nơi khô thoáng
Môi trường ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy khi mua gạo về thì nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp để gạo giữ được hương vị và chất lượng lâu hơn.
3. Giữ gạo trong tủ lạnh
Trước khi cho gạo vào thùng, thì nên bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh tầm 4 – 5 ngày. Nhiệt độ trong tủ lạnh là điều kiện tốt giúp gạo hút ẩm và ngăn chặn mối mọt có cơ hội sinh sôi và phát triển.
4. Cho gạo vào trong hộp đựng, túi kín
- Gạo khi mua về thì nên cho vào hộp, túi hoặc thùng kín. Nếu bảo quản trong túi thì cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo túi không bị rách.
- Đặt gạo cách mặt đất khoảng 20cm để gạo không bị ẩm mốc cũng như tránh được mối mọt, vi khuẩn xâm nhập vào.
5. Bảo quản gạo bằng lá sầu đâu và ớt
Cho một nắm lá sầu đâu hoặc một vài quả ớt khô vào thùng đựng gạo. Đặc tính diệt khuẩn của 2 thành phần này có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và mối mọt phát triển, giúp gạo không bị ẩm mốc hoặc bị mọt.
6. Bảo quản gạo cùng với muối
Với cách này, thì chỉ cần rắc một ít muối vào thùng gạo, sau đó đậy nắp và bảo quản như bình thường. Phương pháp này giúp xua đuổi côn trùng và mối mọt rất tốt.
7. Dùng rượu trắng
Cho 50ml rượu trắng vào trong một cái ly. Sau đó, vùi vào thùng gạo, đảm bảo miệng ly cao hơn bề mặt gạo rồi đậy nắp lại. Rượu trắng có tính diệt khuẩn rất tốt, đồng thời có thể xua đuổi mọt và nấm mốc ra khỏi thùng gạo.
8. Dùng tro bếp
- Đầu tiên, rải một lớp tro dày tầm 3-4cm dưới đáy thùng. Sau đó, dùng giấy trắng hoặc vải phin phủ lên rồi đổ gạo vào, đậy nắp lại. Cách làm này giúp bảo quản gạo được thời gian lâu hơn.
- Mách nhỏ: Nếu lót giấy trắng lên trên bề mặt gạo rồi rải thêm một lớp tro nữa, đậy nắp lại thì hiệu quả sẽ cao hơn.
9. Bảo quản vào thùng đựng gạo chuyên dụng
Dùng thùng đựng gạo chuyên dụng giúp tiết kiệm không gian bếp cho gia đình. Hơn nữa, có thể đong đếm chính xác lượng gạo cần thiết cho mỗi bữa ăn và đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Nên chọn mua thùng đựng gạo có dung tích phù hợp với số thành viên trong gia đình. Nhớ đặt nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi ẩm thấp và tránh các vật nóng như lò vi sóng, lò nướng.
Trên đây là những mẹo bảo quản gạo và cách xử lý khi bị mối mọt xâm nhập. Cùng áp dụng để đảm bảo chất lượng gạo và sức khỏe không bị ảnh hưởng nhé.