Nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó khăn nhất. Dù cha mẹ có tận tâm và cẩn thận đến đâu thì họ vẫn mắc phải những lỗi dạy con. Điều quan trọng là học hỏi, rút kinh nghiệm và làm tốt hơn.

Mặc dù không có bộ hướng dẫn nào để nuôi dạy con đúng cách. Mọi đứa trẻ và hoàn cảnh gia đình đều khác nhau. Nhưng có một số hành vi mà cha mẹ có thể và nên tránh.

Không làm gương cho con

Cha mẹ có thể có những lời khuyên tốt nhất trên thế giới; lời khuyên về cách đối nhân xử thế; dạy con tính tự lập; hoặc lời khuyên chân thành rằng chúng hãy tránh xa thuốc lá. Nhưng sẽ vô ích nếu họ không làm gương.

Lỗi dạy con... Cha mẹ làm gương cho con là phương pháp dạy con hiệu quả nhất.
Cha mẹ làm gương cho con chính là phương pháp dạy con hiệu quả nhất. (Ảnh Pixabay)

Tiến sĩ tâm lý Richelle Whittaker cho biết: “Trẻ em có xu hướng phản ánh hành vi của cha mẹ nhiều hơn là lắng nghe những gì họ nói. Nếu cha mẹ muốn con mình thực hiện các hành vi lành mạnh; chẳng hạn như đối xử tử tế với người khác, hãy làm mẫu hành vi đó cho chúng.”

Giải quyết vấn đề hộ con

Một phần quan trọng của quá trình trưởng thành là học được bài học nhân quả. Một đứa trẻ học được rất nhiều khi thấy điều chúng làm có tác động tiêu cực đến những người khác; hoặc dẫn đến những kết quả không như mong muốn.

7 lỗi dạy con lớn nhất cha mẹ thường mắc phải

Nhưng, thông thường, các bậc cha mẹ muốn bảo vệ con cái sẽ tự giải quyết hậu quả hoặc tìm cách giúp con họ tránh phải đối mặt với hậu quả.

Whittaker phân tích: “Trong quá trình trưởng thành trẻ cần sớm biết rằng có những hậu quả cho những lựa chọn của chúng. Cha mẹ muốn con cái trở thành những người tự lập, tự chủ; nhưng điều này cần họ cho con cái đối mặt với hậu quả của những lựa chọn và hành động của chúng.”

Bỏ qua thời gian chất lượng

Whittaker chia sẻ: “Trẻ em khao khát sự quan tâm của cha mẹ ngay cả khi thái độ của chúng không phản ánh điều đó. Hãy dành 10 đến 20 phút thời gian chất lượng mỗi ngày với trẻ. Điều đó cho chúng biết chúng quan trọng và bạn không chỉ yêu chúng ;mà còn thích dành thời gian cho chúng”. Quan trọng là “chất lượng”. Các bậc cha mẹ nên dành dành toàn bộ sự chú ý cho con trẻ, không nên kết hợp với các sinh hoạt khác.

Khoảng thời gian để xây kỷ niệm cùng con trẻ rất nhanh sẽ qua đi và không bao giờ trở lại.

“Đồ chơi” công nghệ xói mòn gắn kết

Công nghệ đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Điều đáng tiếc thường gặp là cha mẹ để các món đồ công nghệ chi phối thời gian dành cho con cái của họ. Các ứng dụng công nghệ dễ dàng lấy đi sự chú ý quan tâm của người ta.

Tiến sĩ tâm lý Priyanka Upadhyaya, cho biết: “Chúng ta thường dùng thời gian rảnh rỗi để chơi trò chơi; xem Netflix hoặc lướt web một cách vô tâm trên các thiết bị thông minh của mình. Nhưng khi dành thời gian cho con, hãy tạo kỷ niệm chất lượng bằng các hoạt động đơn giản như chuyện trò, tâm sự…”

Lỗi dạy con: Áp đặt mục tiêu sống

Cha mẹ thường muốn những gì tốt nhất cho con cái; nhưng cái “tốt nhất” đối với họ chưa chắc đã là những gì “tốt nhất” cho con của họ. Cho dù đó là nguyện vọng nghề nghiệp, thể thao, các hoạt động ngoại khóa; hoặc giao tiếp xã hội, cha mẹ thường áp đặt mong ước của bản thân; thay vì để cho con cái của họ không gian để tìm ra mong muốn của riêng chúng.

Cha mẹ áp đặt mong ước của bản thân là lỗi dạy con thường gặp. Bất kỳ ai cũng mong muốn con mình sẽ trở nên thành công trong cuộc sống sau này dù ở lĩnh vực này. Chính vì vậy, họ thường đặt ra các mục tiêu cao với kỳ vọng con sẽ đạt được mà không để tâm vào suy nghĩ của con. Những kỳ vọng một phần sẽ thúc đẩy trẻ thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.
Nhiều phụ huynh có xu hướng áp đặt mục tiêu của mình lên con cái, coi con cái như ‘cơ hội thứ hai’ để thành công. (Ảnh: Pixabay)

Lucia Giovannini, tiến sĩ tâm lý học và tư vấn và tác giả của cuốn sách Cuộc đời mới (A Whole New Life), chia sẻ: “Thường cha mẹ coi con cái như ‘cơ hội thứ hai’ để thành công; điều này khiến trẻ cảm thấy bị giằng xé giữa những gì chúng muốn làm; và những gì cha mẹ chúng muốn chúng làm. Khi cho con lời khuyên hãy dựa trên mong muốn của trẻ”

“Di truyền” bi quan và tiêu cực

Tương tự như việc áp đặt mong muốn cha mẹ cũng “di truyền” sự bi quan cho trẻ. Tiến sĩ tâm lý Alicia Hodge, từ Washington, DC, giải thích: “Cha mẹ sẽ vô tình tạo ra áp lực, sự sợ hãi hoặc lo lắng cho con cái… các phản ứng cực đoan có thể gây ra cảm giác sợ hãi về các đối tượng cụ thể hoặc thế giới quan nói chung”.

Không ai giống ai

Mona M. Delahooke, một nhà tâm lý học nhi khoa ở California; tác giả của cuốn Đằng sau những phản ứng (Beyond Behaviors) cho biết: “Chúng ta thường giả định nhiều hơn là tìm hiểu nhu cầu cụ thể của trẻ”

Delahooke nói: “Hiểu được sự khác biệt của từng trẻ giúp chúng ta điều chỉnh các phương pháp xử lý và xây dựng mối quan hệ tốt hơn”