Con cá lớn cắn câu, người đàn ông nhảy xuống hồ bắt cá khủng; ông ôm chặt lấy chiến lợi phẩm rồi nhờ người ở trên bờ gỡ móc câu ở miếng cá ra.

Theo nội dung đoạn video đăng tải cho thấy, một người đàn ông nhảy xuống hồ sau khi thấy cá lớn mắc câu. Vì sợ con cá tẩu thoát do vùng vẫy nên người này đã ôm chặt lấy con cá.
Video ghi lại khoảnh khắc người đàn ông nhảy xuống hồ bắt cá khủng:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc người đàn ông nhảy xuống hồ bắt cá khủng

Sau khi xem đoạn video đăng tải trên MXH, nhiều độc giả đã để lại bình luận thú vị:

– Sao nhìn con cá có bề ngoại lạ thể nhỉ?
– Người đàn ông nhảy ngay xuống hồ ôm lấy con cá vì sợ em nó chuồn mất.
– Gỡ chùm móc câu mà thấy thương con cá này ghê.
– Con này mình không rõ cái vây của nó thế nào, chứ giống như những con cá mình câu ngày xưa gọi là “cá ngạnh” (nhưng nó chỉ to chưa bằng 2 ngón tay thôi) thì cái vây của nó cứng và sắc như một con dao, nó mã quẫy thì chả khác nào con dao gây tổn thương con người. Tôi đã từng bị vây của nó cắm vào tay gây chảy máu và rất buốt. Nếu con cá kia mà quẫy thì không hiểu người đàn ông kia sẽ thế nào nữa.

Khám phá: Loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới có lớp vảy như áo giáp chống đạn

Theo Reuters, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Mỹ, mô tả cấu trúc độc đáo và ấn tượng tạo thành bộ giáp vảy của loài cá Arapaima. Loài cá này có lớp vảy cứng chắc tạo cảm giác cơ thể giống như áo giáp, chúng được coi là một trong những kỳ quan của tạo hóa. Nhóm nghiên cứu cho biết việc tìm hiểu thêm về vảy cá sẽ giúp phát triển áo giáp chống đạn cũng như giúp thiết kế hàng không vũ trụ.

Video: Người đàn ông nhảy xuống hồ bắt cá khủng
Cá Arapaima có thể dài 3 mét và nặng tới 200 kg. Chúng sống ở các con sông ở Brazil, Guyana và Peru, có thể tồn tại trong một ngày mà không cần nước nhờ khả năng hút oxy từ không khí (ảnh: internet).

“Có thể nói loài cá này có vảy tương tự như áo giáp chống đạn vì cơ chế xếp chồng lên nhau khá giống nhau. Nhưng áo giáp nhẹ hơn một cách tự nhiên trong khi vẫn rất chắc chắn, ”Yang nói.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm trong quy mô phòng thí nghiệm. Vảy của Arapaima có lớp bên ngoài khoáng hóa để chống lại sự xâm nhập, lớp này được liên kết với lớp bên trong cứng nhưng dẻo bởi collagen. Đây là protein tạo nên cấu trúc chính trong da và các mô liên kết khác.

Cấu trúc này có nghĩa là vảy của Araipama có thể bị biến dạng khi bị cá piranha cắn nhưng không bị rách hoặc xuyên qua, bảo vệ cá khỏi bị thương.

Có thể bạn quan tâm: