Định ghi điểm trong mắt các cô gái nhưng ‘sức người có hạn’ khiến chàng trai xấu hổ ‘muốn độn thổ’.
- Video: Tài xế cài số một lái ôtô đi hết hơn 600km
- Video: Cô gái loay hoay với chiếc ô tô khi không biết phải đổ xăng ra sao
Xem nhanh
Góc bình luận về chàng trai xấu hổ ‘muốn độn thổ’ khi thể hiện trước dàn người đẹp
Bình luận của người xem video:
– Anh ấy cũng đã cố gắng hết sức mình rồi… có thể thông cảm được mà…hahaha.
– Chạy đà xong đã đứt hơi rồi, sức đâu nhảy nữa.
– Lấy đà kiểu này là biết không làm cơm cháo gì rồi.
– Ai thấu nỗi đau này, mà thiệt tình làm gì cho phái yếu thì nhiệt tình hẳn ra.
– Xin lỗi “mình” đã cố gắng hết sức nhé các em. Vì các em mà mình ngã đấy.
Video ghi lại cảnh chàng trai xấu hổ ‘muốn độn thổ’ khi thể hiện trước dàn người đẹp
Nguồn video: VnExpress.
Tại sao con người lại có cảm giác xấu hổ?
Theo Khoahoc.tv, xấu hổ là một cảm giác khó chịu mà nhiều người khuyên nên tránh. Nó xảy ra trên tất cả mọi người, mọi nền văn hóa. Vậy tại sao con người, những sinh vật thông minh thống trị Trái đất, lại duy trì cảm giác xấu hổ?
Có giả thuyết cho rằng sự xấu hổ là một sự cố tiến hóa, thậm chí là bệnh lý đối với con người. Nhưng hóa ra không phải vậy. Một nghiên cứu mới của Đại học California, Mỹ cho thấy cảm giác xấu hổ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó liên quan đến sự tồn tại của con người trong quá khứ và duy trì nhiều yếu tố của nền văn minh trong xã hội hiện đại.
Trong quá khứ, không biết xấu hổ con người sẽ không thể tồn tại
Như bạn đã biết, “cảm giác đau của cơ thể có một chức năng, nó hạn chế chúng ta làm tổn thương các mô”. Tương tự như vậy, “chức năng của xấu hổ là ngăn chặn chúng ta làm tổn hại các mối quan hệ xã hội, hoặc thúc đẩy chúng ta hàn gắn chúng khi gặp vấn đề”.
Theo các nhà nghiên cứu, sự xấu hổ mang một sức mạnh và có từ thời tiền sử. Nó buộc mọi người phải cư xử để những người khác chấp nhận họ trong cộng đồng. Lúc này, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của con người.
“Tổ tiên của chúng tôi sống trong các cộng đồng nhỏ. Họ hợp tác và sống bằng nghề hái lượm và săn bắn. Trong thời đại này, cuộc sống của họ phụ thuộc vào những người khác trong cộng đồng định giá họ. Bạn càng được đánh giá cao bởi những cá nhân khác, thì phúc lợi của bạn càng được quan tâm. Bạn sẽ được giúp đỡ nhiều hơn và ít bị tổn hại hơn. Ngược lại, khi giá trị của bạn giảm trong cộng đồng, họ sẽ giúp bạn ít hơn và gây hại nhiều hơn.
Vì vậy, cảm giác xấu hổ ngăn bạn làm những điều khiến người khác đánh giá thấp bạn. Bạn nói dối, che đậy sự thật, điểm yếu của bạn vì xấu hổ. Vì đó cũng là sự sống còn của chính bạn. Giả sử không biết xấu hổ, bạn sẽ không thể tồn tại.
Xấu hổ trong xã hội hiện đại
Cho đến cuộc sống hiện đại, sự phán xét của xã hội không còn ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của một cá nhân. Mặc dù vậy, chức năng của sự xấu hổ vẫn không thay đổi. Các nhà nghiên cứu mô tả nó là động lực giúp bạn đưa ra quyết định. Sự xấu hổ ngăn bạn thực hiện một hành vi có thể làm giảm giá trị của bạn trong mắt người khác. Theo thuật ngữ hiện đại, đó là giữ thể diện.
Ví dụ, bạn có cảm thấy xấu hổ khi mặc đồ ngủ ra đường, khi phải cầu xin người khác. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy e ngại. Trong trường hợp này, cơ chế xấu hổ hạn chế nhiều hành vi không tốt trong xã hội.
Như vậy, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã giúp chúng ta giải mã phần nào cảm giác xấu hổ của con người. Bạn có thể cảm thấy rất khó chịu khi ở trong tình trạng này. Sự xấu hổ khiến bạn không thể quen một cô gái, không thể hát trước mặt bạn bè và đôi khi nói dối. Nhưng thật bất ngờ, vai trò của sự xấu hổ là rất quan trọng đối với con người.
Trong quá khứ, xấu hổ gắn với sự tồn tại của con người và bây giờ nó góp phần duy trì sự văn minh trong xã hội. Cứ thử tưởng tượng, một ngày mà chúng ta đều không biết xấu hổ, mọi thứ sẽ đảo lộn như thế nào?