Người xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”, câu nói có ý nghĩa như thế nào mà vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay?
- Tại sao nói: “Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt – Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu”?
- Lấy vợ lấy đức không lấy sắc – 5 mẫu phụ nữ đáng trân trọng
“Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” là câu nói từ thời xa xưa của ông cha ta. Câu nói đó cho đến ngày nay, nó vẫn còn nguyên giá trị bởi cả nghĩa đen và nghĩa bóng đều mang ý nghĩa sâu xa.
Rõ ràng đây là câu nói rất cổ xưa, nhưng vẫn xuất hiện đều đặn từ các gia đình ở nông thôn đến thành phố mỗi khi nhắc đến chuyện “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”. Vậy câu nói này có ý nghĩa như thế nào mà vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay?
Tại sao nói: “Lấy vợ kén tông”?
“Lấy vợ kén tông” là có ý nhắc nhở người con trai khi có ý tìm hiểu, yêu thương cô gái nào; thì ngoài tìm hiểu cô gái đó cũng nên tìm hiểu cả tông chi họ hàng của cô gái ấy. Từ đó, mà đưa ra quyết định có đi xa hơn trong mối quan hệ tình cảm; và kết hôn về chung một nhà hay không?
Tìm hiểu ở đây không phải là xem nhà người con gái đó có giàu có hay không; mà là tìm hiểu họ hàng nhà cô gái có nề nếp, đảm đang, chung thủy. “Lấy vợ kén tông” có hàm ý là nhà trai cần biết rõ lai lịch nhà gái; từ nhiều đời con cái thế nào, sinh ra có bị bệnh tật, có hiếu thảo, ngoan hiền.
Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu xem gia cảnh gia đình nhà người con gái đó ra sao; có bố mẹ, ông bà có làm điều gì trái với lương tâm, luân thường đạo lý hay không. Nếu tông chi họ hàng nhà người vợ đều hội đủ tứ đức thì là điều tuyệt vời. Điều đó chứng tỏ người vợ được nuôi dạy trong gia đình nề nếp, có đạo đức; trong dòng họ không có ai bị điều tiếng ô danh; ắt người vợ ấy sẽ là người vợ hiền dâu thảo.
Vì thế, là nam nhi chớ nên vội vàng hấp tấp trong việc chọn vợ; mà cần nhiều thời gian tìm hiểu, thử thách rồi mới đưa ra quyết định.
“Lấy chồng kén giống” nghĩa là gì?
“Lấy chồng kén giống” hiểu đơn giản là người con gái khi muốn kết hôn thì cần xem nòi giống nhà người con trai đó qua mấy đời có tốt không; nhà chồng nhiều đời có ai bị mắc bệnh gì hay không; tiền sử bệnh tật thế nào; thông minh, khỏe mạnh hay yếu ớt, ngu ngơ…
Người xưa rất coi trọng việc “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”; bởi hôn nhân là chuyện lớn nhất cuộc đời của mỗi con người. Nghĩ sâu xa hơn, đó chính là sự nghiêm túc và cẩn trọng trong việc lựa chọn người bạn đời; cũng là để đảm bảo có một cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc; tạo nền tảng tốt đẹp để nuôi dạy những đứa trẻ có phẩm chất đạo đức.
Ngày nay, dù quan niệm về hôn nhân đã thay đổi ít nhiều; khái niệm “sống thử” xuất hiện và dần trở nên quen thuộc; những cuộc kết hôn và ly hôn chóng vánh cũng dần không còn xa lạ với mọi người; nhưng mỗi khi nhắc đến câu chuyện cưới hỏi, người lớn trong nhà vẫn thường lấy câu nói trên của người xưa để răn dạy người trẻ.
Sự phổ biến của những câu nói như: “Nòi nào giống ấy”,”Cây nào quả ấy”, “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”… cũng phần nào chứng minh ngày nay lời răn dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” của người xưa vẫn được coi trọng.