Hẳn nhiều người đã đọc cuốn “Truyện cổ Grimm” và ấn tượng câu chuyện “Hoàng tử Ếch”. Thông thường khi đọc truyện cổ tích hoặc thần thoại, chúng ta cho rằng: toàn là chuyện hoang đường, tưởng tượng, nhưng sự thú vị là: truyện “Hoàng tử Ếch” và lời nguyền bắt nguồn từ câu chuyện có thật, nhân vật có thật, mụ phù thủy có thật.

Đôi điều về nguồn gốc ra đời “Truyện cổ Grimm” và sự thật thú vị về “Hoàng Tử Ếch”

cau-chuyen-co-tich-Hoang-tu-ech-va-loi=nguyen
Năm 1825, hai anh em nhà Grimm xuất bản “Truyện cổ Grimm“ dành riêng cho trẻ em.

Từ thế kỷ XIX, tại Đức phát triển mạnh nhu cầu tìm hiểu các câu truyện dân gian. Hai anh em nhà Grimm, là Jacob và Wilhelm đã bắt tay sưu tầm các câu chuyện dân gian. Hai anh em mời nhiều người thuộc các tầng lớp, dân tộc, văn hóa khác nhau, kể lại những câu chuyện dân gian có nguồn gốc từ quê hương của họ. Sau đó biên tập lại và xuất bản vào năm 1812. Năm 1825, hai anh em nhà Grimm cho xuất phiên bản thu nhỏ, chọn lọc 50 truyện dành riêng cho trẻ em. “Truyện cổ Grimm” thật sự có ảnh hưởng sâu rộng, được coi là nền tảng cho văn hóa phương Tây.

Câu chuyện “Hoàng Tử Ếch” và lời nguyền của mụ cóc tinh là câu chuyện hoàn toàn có thật. Nhân vật Hoàng Tử và Công Chúa là nhân vật lịch sử có thật. Hoàng Tử và Công Chúa năm xưa, đời này chuyển sinh thành người và bước vào tu luyện Đại Pháp.

Nghe không có gì huyền hoặc, bởi người tu luyện có thành tựu, đạt đến cảnh giới có thể nhìn thấu kiếp nhân sinh. Những loạt bài về luân hồi ký sự được kể lại bởi chính những nhân vật trong lịch sử giờ chuyển sinh thành người tu luyện; họ thấy được những kiếp nhân sinh của mình trong các đời. Xin được tái hiện lại toàn bộ tình tiết câu chuyện và lời nguyền trong truyện “Hoàng Tử Ếch” thông qua công năng của người tu luyện.

Sự thật thú vị về mối tình Công chúa và Hoàng tử

Vào thời kỳ Châu Âu cổ đại, xuất hiện rất nhiều các quốc gia độc lập. Để giữ mỗi hòa hảo, chung sống hòa bình, giữa các quốc gia láng giềng thường có nhiều hình thức kết giao. Hình thức hôn ước giữa các công chúa, hoàng tử, vương tôn quý tộc hay cống nạp chiếm chủ đạo chính. Công chúa và Hoàng tử trong truyện “Hoàng tử Ếch” xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy.

Ở hai quốc gia láng giềng nọ, mỗi năm hai vị vua đều diện kiến nhau một lần. Hoàng tử và Công chúa của hai nước gặp gỡ nhau trong buổi tiệc ấy. Họ dần dần yêu thương và trao lời hẹn ước. Mỗi năm đến dịp, họ hẹn gặp nhau bên bờ hồ nhỏ ngoài thành. Đôi trai gái thổ lộ những tình cảm yêu thương, nhớ nhung trong một năm xa cách; họ không ngờ có một kẻ cũng nghe thấy.

Trong hồ có một mụ cóc tinh, mụ ta là phù thủy trong khu rừng sâu. Thật ra, mụ ta là người tu luyện nhưng tu theo đường tà; nguồn gốc là từ con cóc đã thành tinh nên tâm địa độc ác, đố kỵ. Vì tu luyện, mụ ta có thần thông nên mới có thể hãm hại Hoàng Tử; biến Hoàng Tử thành ếch và gieo rắc lời nguyền.

Sự thật về lời nguyền của mụ phù thủy

Như đã hẹn, Hoàng Tử nóng lòng đến bên hồ đợi Công Chúa. Mụ cóc tinh tức khí, nhảy khỏi mặt nước, giận dữ nói với chàng: “Ta tu luyện ở đây đã mấy trăm năm, giờ các ngươi đến làm náo loạn; không để ta yên tĩnh tu luyện thì ta cho các ngươi biết tay. Ta sẽ biến Công chúa thành cóc còn ta sẽ làm Công chúa…”

Không đợi mụ ta nói xong, Hoàng Tử giận dữ rút kiếm đâm về phía mụ. Kiếm chưa chạm vào mụ thì mụ ta đã biến Hoàng Tử thành ếch. Sau đó, mụ nói: “Chỉ khi nào, Công chúa đáp ứng 3 yêu cầu của một con ếch thì ngươi mới hồi phục hình dáng Hoàng tử. Một: mời ngươi vào cung dự tiệc; hai: ngươi được dùng dụng cụ ăn của Công chúa để ăn; ba: nằm chung giường với Công chúa. Nhưng cơ hội chỉ duy nhất một lần, nếu bỏ lỡ, ngươi vĩnh viễn mang hình hài con ếch”.

Nói xong mụ ta biến mất vào rừng sâu cùng tiếng cười quái ác.

Công chúa đến bên bờ hồ tìm Hoàng Tử. Ngỡ chàng đã ở đó nhưng mỏi mắt không thấy người đâu chỉ thấy một con ếch nhảy loạn dưới chân. Trời đã sắp tối, Công chúa đứng ngồi không yên, chuẩn bị trở lại cung. Con ếch không chịu được, la lớn: “Công chúa – xin hãy dẫn tôi về thành trì…”. Kỳ lạ, không phải là tiếng ếch kêu mà vẫn là tiếng người. Công chúa hoảng sợ, chạy vội về thành không dám quay đầu lại…

Hoang-Tu-Ech-Truyen-Co-Nha-Grimm
Sự thật về mụ phù thủy chính là một con cóc tinh (ảnh: truyencotich.top).

Hoàng Tử hóa giải lời nguyền

Một năm qua đi, đến ngày hẹn Công chúa vẫn ra hồ, hy vọng Hoàng tử xuất hiện. Còn Hoàng tử dưới hình hài con ếch, một năm qua chịu đủ thống khổ. Lần này, nó không dám lớn tiếng, nó nhảy đến bên Công chúa nói nhỏ: “Công chúa muốn biết tung tích Hoàng tử phải không? Tôi có thể cho cô biết nhưng cô phải đáp ứng tôi ba điều kiện”.

Nhìn con vật xấu xí thấy ghê tởm nhưng vì Hoàng tử nên nàng đành chấp thuận. Cô dùng chiếc khăn tay bọc lấy con vật và mang về cung, để vào góc phòng. Buổi tiệc diện kiến của hai quốc gia bắt đầu. Con ếch nóng lòng nhảy lên đại sảnh, nó cất tiếng yêu cầu Công chúa thực hiện lời hứa. Quốc Vương thấy lạ, hỏi rõ nguyên do; không ngờ Nhà Vua lệnh cô thực hiện đúng lời hứa.

Thế là con ếch ung dung dùng dao dĩa của Công chúa để ăn. Nó thưởng thức bữa ăn thật ngon miệng. Sau đó, nó nhảy theo đến phòng Công chúa. Đến đây, Công chúa không làm nổi việc thứ ba, nhìn con vật bẩn thỉu, ghê tởm làm sao cho nó nằm cùng giường. Thời gian trôi chậm đến gần 12 giờ đêm. Con ếch gần như tuyệt vọng, nó nghĩ lời nguyền không giải được, nó vĩnh viễn mang thân con ếch; nó không thiết sống nữa. Chính phút giây con ếch nhảy ra khỏi cửa sổ để chết; tấm lòng mong mỏi cứu Hoàng tử của Công chúa đã thắng nỗi sợ hãi. Công chúa bắt con ếch để giường. Lời nguyền lập tức được giải, con ếch biến trở lại thành Hoàng tử tuấn tú.

Sự thật thú vị về hóa giải lời nguyền: Anh em nhà Grimm thay đổi đoạn kết

hóa giải lời nguyền
Không chấp nhận lời nguyền chính là giải trừ lời nguyền (ảnh: TheGioiCoTich.Vn)

Anh em nhà Grimm hồi tưởng sự trải nghiệm của một đời ấy, họ thảo luận, đoạn kết không viết thế được; bạn nhỏ không hiểu, cũng dễ khiến người ta lầm đường lạc lối. Vì Phương Đông chú trọng tu dưỡng bên trong, coi trọng nhẫn; cầu toàn nên sự việc không thích cũng vẫn làm. Phương Tây, tính cách hướng ngoại, vui buồn đều thể hiện ra bên ngoài.

Công chúa là người lương thiện, thuần khiết nên không có tư tưởng phức tạp như thế. Việc lựa chọn cứu Hoàng tử và đặt con ếch lên giường không phức tạp với người phương Tây. Cuối cùng đoạn kết sửa lại: Công chúa ném con ếch xuống đất, lời nguyền được giải trừ.

Hành động ném con ếch chính là phủ định sự an bài của mụ cóc tinh. Không chấp nhận lời nguyền chính là giải trừ lời nguyền. Đây là cái lý của Chính Pháp. Hoàng tử và Công chúa gặp nạn này chính là thử thách niềm tin nơi họ. Có câu nói: “Tướng do tâm sinh”; việc Hoàng tử bị biến thành con ếch chỉ là giả tướng, là thử thách. Nếu Hoàng tử nghĩ: “Mình là hoàng tử cao quý, không tà ác nào hại được mình”, đường đường chính chính đi về cung thì lời nguyền kia lập tức giải trừ.

Trái lại, chấp nhận là con ếch, đáp ứng ba điều kiện chính là chấp nhận lời nguyền nên Hoàng tử phải mất một năm chịu khổ; cuối cùng khảo nghiệm cũng qua khi niềm tin chiến thắng sợ hãi của Công chúa. Lời nguyền đã được giải, cuộc hôn nhân giữa hai nước diễn ra long trọng.