Những chú khỉ vừa hái dừa vừa bốc vác kiêm lơ xe, có vẻ như chúng rất biết việc.
- Video: Nữ tài xế “lùi chuồng” liên tiếp đâm 3 xe sang trong nhà xe
- Video: Người đàn ông dùng xe máy thoát nước
Xem nhanh
Video về những chú khỉ vừa hái dừa vừa bốc vác kiêm lơ xe
Nguồn video: Tiktok.
Chuyện cổ Phật gia: Cả đời đeo đuổi ảo mộng nào khác chi bầy khỉ vớt trăng đáy giếng?
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt ra từ tảng đá, tính tình hung bạo, trải qua gian khổ tu luyện, trừ bỏ bản tính yêu ma mà chứng đắc Phật quả.
Theo Phật giáo và Lão giáo, loài vượn và khỉ vốn tính lăng xăng thích bay nhảy, leo trèo, không chịu ngồi yên, tượng trưng cho cái tâm con người cũng xao động, nghĩ chuyện này nhớ kia, dao động giữa thiện và ác. Tác giả Ngô Thừa Ân cũng thường dùng từ “tâm viên” (tâm của loài vượn) để nói về Tôn Ngộ Không.
Khỉ cũng đã nhiều lần xuất hiện trong các câu chuyện cổ của Phật gia với những ý nghĩa sâu sắc thâm thúy.
Câu chuyện: Chúa khỉ mò trăng (Viên hầu tróc nguyệt)
Chuyện kể rằng, ngày xưa, trong một khu rừng hoang vắng, một bầy khỉ 500 con đã sinh sống và thành lập một quốc gia riêng. Con khỉ đầu đàn được phong làm Viên Hầu vương, chúa tể của loài khỉ. Ở vương quốc khỉ ấy, có một cây du da to lớn; cành lá tỏa ra tứ phía, rễ rủ xuống từng chùm. Trong lòng cây đa có một vị thần tên là Thụ thần. Cạnh gốc cây là một cái giếng sâu, nước trong, mát và ngọt.
Một đêm, một chú khỉ nhìn xuống đáy giếng và hét lên:
– Trăng đã rơi xuống giếng mất rồi mọi người ơi.
Cả đàn xôn xao kích động và đầy lo lắng. Viên hầu nói với cả bầy:
– Hôm nay trăng rơi xuống đáy giếng mất rồi, chúng ta phải cùng nhau vớt trăng lên; không thể để thế gian chìm trong bóng tối được.
Cả đàn nghe vua khỉ nói vậy liền đồng thanh rối rít:
– Làm sao được, làm sao được! Giếng sâu, chân ngắn, tay cũng ngắn…
Viên hầu vương nói tiếp:
– Tôi biết cách làm. Tôi nắm lấy cành cây, các ngươi nắm lấy đuôi tôi, người này nắm lấy đuôi người kia và liên kết chúng lại với nhau, như một sợi dây thòng xuống, nghe này! Nhất định phải vớt được trăng lên cho tôi.
Những chú khỉ nghe như vậy liền hăng hái tóm đuôi nhau thành một chuỗi dài, bảo nhau giữ chặt, giữ chặt. Nhưng không may, giếng quá sâu, chúng nối mãi vẫn không tới đáy giếng.
Bỗng, rắc .. rắc … Đàn khỉ đều rơi xuống giếng và không trở lại được nữa.
Đâu là thực đâu là mê, hãy tỉnh táo phân định đừng như những chú khỉ mò trăng đáy giếng…
Khi đó, thần cây bèn cảm thán:
“Ngu sao lũ khỉ dại khờ,
Theo nhau bỏ mạng sau bờ giếng khơi.
Khổ đau thì chuốc lấy thôi,
Làm sao cứu đặng muôn người thế gian”.
Những chú khỉ trong câu chuyện trên không có trí tuệ để phân biệt đâu là thực và đâu là hư rồi ngoan cố đuổi theo ảo tưởng đó; thậm chí còn xúi giục mọi người tìm kiếm ảo ảnh của chính mình để rồi kết thúc cuộc sống của chính mình dưới đáy giếng.
Phật gia cho rằng cõi người như một cõi mê, và những lợi ích “hiện thực” bày ra trước mắt con người thực ra chỉ là huyễn tượng. Đúng vậy hay hay không thì một số người tin vào điều đó, một số cảm thấy khó tin. Nhưng có một điều mà ai cũng nhận thấy: danh vọng, tiền tài, quyền lực, tình yêu,… không thể mang theo khi con người từ giã cõi đời. Nếu chúng ta tranh giành chúng, lãng phí tâm trí và tạo ra nhiều nghiệp ác, thì có khác gì khỉ mò trăng đáy nước?
Thế sự càng rối ren thì con người càng nên tỉnh táo phân định cho rõ, câu chuyện như một chuông cảnh tỉnh con người thế gian.