Dù chẳng có chướng ngại vật gì phía sau nhưng nam tài xế loay hoay mãi mới di chuyển được ôtô rời khỏi ‘chuồng’.

Theo đó, nam tài xế lùi xe rồi tiến, loay hoay mãi vẫn không thể rời chuồng. Thậm chí, có lúc nam tài xế còn xuống xe nhiều lần; và còn nhấc xe khác lên để di chuyển sang một bên với hy vọng có thể nhanh chóng rời khỏi “chuồng”.
Video ghi lại pha rời ‘chuồng’ của nam tài xế ôtô:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về pha rời ‘chuồng’ của nam tài xế ôtô

– Công ty Bảo hiểm đã xem và đưa khách hàng này vào danh sách từ chối bán.
– Chả hiểu bằng cách nào mà lấy được bằng để tham gia lưu thông.
– Công nhận xem mà ức chế thật. Nhưng cái suy nghĩ và hành động. Cúi xuống nhấc đầu xe để dịch qua một bên => làm tôi nể phục anh ấy.
– Anh tài xế này có pha xử lý nhằm để thử sức chịu đựng của khán giả chăng.
– Nếu chiếc ôtô nhẹ hơn thì anh ta đã có thể đi sớm hơn.
– Cái cốt lõi ở đây đó là ông lái xe này không hiểu rõ nguyên lý tịnh tiến của toàn xe để mà trả lái. Ông cứ chằm chằm đuôi đã lọt là cứ để lái; và lùi mà không biết rằng cái đầu được tịnh tiến vào chỗ bí.

Khám phá: Một số nguyên tắc lùi đỗ xe bạn cần biết

Trước khi bắt đầu phần học cách lùi xe vào chuồng chúng ta hãy điểm qua những nguyên tắc để khi bắt đầu chúng ta sẽ giảm thiểu sai sót.

Video: Sốt ruột với pha rời 'chuồng' của nam tài xế ôtô
Ảnh: internet
  • Hướng đánh lái phải ngược với hướng muốn lùi: Khi đánh lái sang trái; xe của bạn sẽ lùi về bên phải và ngược lại.
  • Nguyên tắc tiến bám lưng, lùi bám bụng: Khi đi đường cong, khi tiến về phía trước phải bám vào lề đường bên phải và khi lùi xe phải bám sát vào lề trái.
  • Chọn thời điểm đánh lái hợp lý: Khi điều khiển xe vào chuồng, bạn phải xác định mốc để chọn thời điểm đánh lái tốt nhất.
  • Đừng cố lùi nếu cảm thấy xe đi quá trớn: Trong trường hợp lùi xe vào chuồng, nếu thấy không khớp với vị trí cần lùi thì bạn cần lùi xe lại để tránh lùi quá nhiều và gây ra va chạm.

Có thể bạn quan tâm: