Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng giúp giảm nguy cơ ung thư thông qua việc thay đổi thói quen sống và ăn uống.

Ung thư ngày càng phổ biến, trở thành nỗi lo của hầu hết mọi người. Ai cũng mong tránh xa căn bệnh này suốt đời. Lợi dụng tâm lý đó, nhiều sản phẩm được quảng cáo là “thần dược chống ung thư” hay “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” đã xuất hiện; đánh vào nỗi sợ hãi để thu lợi – còn gọi là “thuế IQ”.

Trên thực tế, phần lớn những sản phẩm được cho là có thể ngăn ngừa ung thư trọn đời đều không có cơ sở khoa học. Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào xác nhận một loại thực phẩm cụ thể có thể hoàn toàn ức chế sự phát triển của ung thư.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta bất lực. Hai tổ chức uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phòng chống ung thư – Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) – đã công bố báo cáo mới nhất; đưa ra 7 khuyến nghị quan trọng giúp giảm nguy cơ ung thư thông qua việc thay đổi thói quen sống và ăn uống.

Chú ý 7 điều sau để giảm nguy cơ bị ung thư

1. Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ bị ung thư

Nghiên cứu của Đại học Harvard dự đoán rằng béo phì có thể vượt hút thuốc để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư trong 10 năm tới.

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, khoảng 1/3 các ca ung thư xảy ra ở người thừa cân hoặc béo phì; đặc biệt là các loại ung thư như: thực quản, tuyến tụy, đại trực tràng, tử cung, thận và vú.

Ngoài ra, béo phì cũng liên quan đến ung thư túi mật, buồng trứng, cổ tử cung, thanh quản, bàng quang, u não, u lympho…

Chuyên gia khuyến nghị duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 23 để giảm nguy cơ ung thư.

Cách tính BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]²

2. Tăng cường vận động thể chất

Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Một nghiên cứu đăng trên Cancer Epidemiology cho thấy:

– Người không tập thể dục có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn 73%.

– Nguy cơ ung thư thận cao hơn 77%.

Bạn không cần luyện tập quá nặng. Các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang, đạp xe, yoga; hoặc làm vườn đều có ích nếu được thực hiện thường xuyên.

3. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và các loại đậu

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật; đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây và đậu rất giàu chất xơ – giúp tăng nhu động ruột; thúc đẩy thải độc và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Khuyến nghị: Mỗi người nên tiêu thụ 30–40g chất xơ/ngày.

4. Hạn chế thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối và calo dễ gây béo phì; mà béo phì lại là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư; nhất là ung thư nội mạc tử cung.

Hãy hạn chế ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn để duy trì vóc dáng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

5. Hạn chế uống rượu

Quá trình chuyển hóa ethanol diễn ra qua hai bước: bước đầu ethanol được chuyển hóa thành acetaldehyde nhờ enzyme alcohol dehydrogenase (ADH); sau đó acetaldehyde tiếp tục được chuyển hóa thành axit axetic dưới tác dụng của enzyme acetaldehyde dehydrogenase (ALDH).

Cả rượu và axit axetic đều không phải là chất gây ung thư. Chỉ có acetaldehyde – sản phẩm trung gian; nếu tích tụ với số lượng lớn trong cơ thể mới có thể dẫn đến ung thư.

Chú ý 7 điều sau để giảm nguy cơ bị ung thư
Uống rượu quá nhiều có thể dẫn đến ung thư (Ảnh: internet)

Thông thường, acetaldehyde sẽ được ALDH chuyển hóa thành axit axetic. Tuy nhiên, nếu hoạt động của ALDH suy giảm hoặc không hiệu quả; acetaldehyde sẽ không được chuyển hóa kịp thời và tích tụ lại trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

6. Không sử dụng thực phẩm bổ sung để ngăn ngừa ung thư

Việc sử dụng thực phẩm bổ sung liều cao trong thời gian dài có thể phá vỡ sự cân bằng nội môi của cơ thể; gây rối loạn chuyển hóa và trong một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt (như phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi); việc sử dụng thực phẩm bổ sung nên dựa trên nhu cầu cá nhân và không nên kéo dài trong thời gian dài.

Ngoài ra, cần hiểu rằng thực phẩm bổ sung chỉ có tác dụng hỗ trợ bổ sung dưỡng chất chứ không phải thuốc chữa bệnh; càng không có khả năng phòng ngừa ung thư. Vì vậy, đừng kỳ vọng vào bất kỳ sản phẩm bổ sung nào trong việc giảm nguy cơ ung thư; thay vào đó hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.

7. Cho con bú mẹ giúp giảm nguy cơ bị ung thư

Việc cho con bú mang lại hai lợi ích chính. Về mặt sinh lý, nó giúp người mẹ phục hồi vóc dáng nhanh hơn; và hỗ trợ quá trình hồi phục tử cung. Về mặt dinh dưỡng, sữa mẹ dễ tiêu hóa; giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phát triển cơ bắp và trí não của trẻ.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy cho con bú có thể giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Do đó, tất cả phụ nữ nên cố gắng cho con bú nếu có thể.

Một nghiên cứu quy mô lớn tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc duy trì lối sống lành mạnh; có thể giúp giảm một nửa tỷ lệ tử vong do ung thư. Nghiên cứu này khảo sát 89.000 phụ nữ và 46.000 nam giới; chia họ thành hai nhóm: nhóm có lối sống lành mạnh và nhóm không. Kết quả cho thấy khoảng 20–40% các trường hợp ung thư và 50% số ca tử vong do ung thư có thể phòng tránh được thông qua thay đổi lối sống.

Vì vậy, ngay cả khi đã có triệu chứng ung thư, nếu bệnh nhân tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thực hiện lối sống lành mạnh; hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và có thể kéo dài tuổi thọ. Một lối sống lành mạnh bao gồm: không hút thuốc, không uống rượu, duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,5–27,5; và tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần.

Hầu hết các loại ung thư đều có liên quan đến lối sống. Nếu muốn duy trì sức khỏe tốt, điều quan trọng nhất là kiểm soát thói quen sinh hoạt và ăn uống để giảm nguy cơ mắc bệnh.