Từ khóa “lòng xào dưa” bỗng trở thành một hiện tượng trên MXH vào những ngày gần đây; đằng sau đó là những câu chuyện, là lời đàm tiếu, dị nghị của bao người; trong đó còn có cả nỗi đau và nước mắt của những người trong cuộc.

Người ta đua nhau bình phẩm, đua nhau phán xét. Nhưng rồi có ai chịu lắng lại một chút để hỏi: “Vì sao lại sinh ra cớ sự này?”

Người phụ nữ “lòng xào dưa” – vì dục vọng mà đánh mất hạnh phúc gia đình

Người phụ nữ trong câu chuyện, vì không kiểm soát được những ham muốn của bản thân mà đánh mất đi phẩm giá của chính mình; người phụ nữ ấy chạy theo tiếng gọi của dục vọng; để rồi sau những phút giây lén lút hưởng lạc thì cái kết đắng nhận lại quả là khiến cho người ta phải đau lòng.

“Lòng xào dưa” là món ăn xuất hiện trong những tin nhắn qua lại giữa 2 người có quan hệ ngoài luồng hôn nhân; nó trở thành chủ đề bàn tán xôn xao trong những ngày gần đây, sau khi những đoạn tin nhắn được phát tán trên MXH. Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đưa ra quan điểm nhìn nhận của cá nhân chứ không đề cập đến câu chuyện cụ thể; quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về sự việc tại đây.

Sự lệch lạc trong lối sống đang dần khiến cuộc sống đảo lộn

Nếu như trong văn hóa truyền thống, “tứ đức” được xem là thước đo chuẩn mực dành cho người phụ nữ; chú trọng giá trị đạo đức và tinh thần; thì trong cuộc sống hiện đại điều này lại đang bị xem nhẹ dần đi; thay vào đó người ta tiếp thụ nhiều hơn những cái gọi là “hưởng thụ vật chất”; đề cao thứ gọi là “tìm khoái lạc”.

Và nếu nghiêm túc để nhìn nhận lại vấn đề thì có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, lối sống chú trọng về hưởng thụ vật chất lại là nguyên nhân chính gây nên không ít sự việc đau lòng; nó góp phần phá tan những mái ấm gia đình hạnh phúc.

Một người phụ nữ nếu như luôn khắc cốt ghi tâm nhớ được đạo làm vợ, làm mẹ thì liệu có dễ dàng mà sa ngã vào con đường lầm lạc do dục vọng tạo thành? Gia đình tan nát phải chăng là do cái gốc giáo dưỡng không sâu xa mà chỉ hời hợt trên bề mặt?

Người phụ nữ "lòng xào dưa" - vì dục vọng mà đánh mất hạnh phúc gia đình
Người phụ nữ được giáo dưỡng cẩn thận, đoan chính thì liệu có dễ dàng mà rơi vào con đường làm vấy bẩn nhân phẩm (ảnh minh họa: anhdephd.vn).

Tứ đức của người phụ nữ trong văn hóa dân tộc

Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, Nho giáo dần đã có một chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội dung về đạo đức của Nho giáo bên cạnh Tam cương ngũ thường dành cho nam giới; thì thuyết Tam tòng Tứ đức chính là những quy phạm giáo dục đạo đức cơ bản dành cho người phụ nữ.

Phụ nữ xưa, tuy không được đi học, có thể không biết chữ; nhưng vẫn luôn phải nằm lòng tứ đức; bởi chỉ khi ấy thì người phụ nữ mới được coi là đã được giáo dục. Người phụ nữ nào hội tụ được đủ 4 yếu tố này thì sẽ được đánh giá là một người phụ nữ tốt; có giáo dưỡng.

Vậy “tứ đức” được người xưa rất chú trọng ấy là gì? Đó chính là Công – Dung – Ngôn – Hạnh.

Công

Người xưa có câu: “Vợ chồng có khác biệt”; là có ý chỉ công việc của vợ và của chồng trong gia đình là có sự khác nhau. “Nam chủ ngoại sự” ý chỉ người chồng sẽ chú trọng làm việc bên ngoài; đảm nhiệm vai trò gánh vác, nuôi dưỡng gia đình. “Nữ chủ nội sự” ý chỉ người phụ nữ sẽ đảm nhiệm vai trò quản gia, phụng dưỡng cha mẹ chồng; đồng thời chịu trách nhiệm giáo dục con cái. Các việc nữ công, gia chánh đều phải khéo léo; chủ yếu là các công việc như may vá, thêu thùa, dệt vải, bếp núc; với những người phụ nữ giỏi hơn thì sẽ có thêm cầm kỳ thi họa.

Tứ đức của người phụ nữ trong văn hóa dân tộc
Giỏi nữ công gia chánh là một trong những yêu cầu cần có của người phụ nữ xưa (ảnh minh họa: ohay.tv).

Dung

Người xưa rất chú trọng về cách ăn mặc; do đó thường giáo dục cẩn thận cho người con gái về điều này. Phụ nữ cần phải ăn mặc sao cho trang nhã và đứng đắn; trang phục cần kín đáo để không làm mất đi đức hạnh của mình. Đối với người phụ nữ xưa, bên ngoài không ăn diện quá mức, bên trong phải luôn chú trọng việc tu dưỡng đạo đức. Trong quan niệm người xưa, đã là phụ nữ thì phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa thì mới là một người phụ nữ đẹp.

Tứ đức của người phụ nữ trong văn hóa dân tộc
Vẻ đẹp nội tâm, đoan chính của người phụ nữ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong văn hóa truyền thống (ảnh minh họa: ohay.tv).

Ngôn

Người phụ nữ luôn cần phải giữ cho giọng nói của mình được dịu dàng ôn hòa; nói những lời hay ý đẹp, không nói lời bậy bạ, thô tục, hỗn hào; phải biết khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây tức là phải biết suy xét xem lời nói có thỏa đáng, có thích hợp hay không rồi mới nói; không dùng lời nói độc địa, dễ gây ác cảm để làm tổn thương người khác; không được cướp lời người khác trong khi đang nói chuyện.

Hạnh

Đây cũng là tiêu chuẩn có vị trí quan trọng nhất trong các hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ nếu như có phẩm hạnh thì sẽ giáo dục được con cái trở thành những người có đạo đức trong xã hội. Hơn nữa, họ cũng sẽ biết cách để giúp chồng đề cao được phẩm đức của bản thân và khiến cho gia đình được thịnh vượng. Người phụ nữ có phẩm đức luôn biết thủ vững tiết tháo, giữ thân như ngọc; đối với hôn nhân trong gia đình thì chỉ một lòng một dạ; đối với cha mẹ chồng thì phải khiêm cung hiếu lễ.

Mượn chuyện "lòng xào dưa" để nhìn lại giá trị của phụ nữ truyền thống
Dạy con từ thuở còn thơ, uốn nắn từ lúc còn nhỏ. Dạy con vừa dùng lời lẽ dạy bảo vừa lấy bản thân làm gương. (Ảnh chụp màn hình: Tân Sinh)

Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với một người phụ nữ hoàn toàn là một điều cần thiết; không có điểm nào là không tốt hay không phù hợp. Cho dù là ở thời xưa hay là thời nay, thì một người phụ nữ cũng nên giữ được “tứ đức” để trở thành người phụ nữ có giáo dưỡng và xinh đẹp từ tâm.

Có thể bạn quan tâm: