Tức ngực thường kèm theo khó thở gây khó khăn cho việc hô hấp. Dưới đây là một số biện pháp giảm tình trạng khó thở tại nhà.

Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh biểu hiện bằng cảm giác khó chịu ở đường hô hấp với nhiều mức độ khác nhau. Nó bắt nguồn từ sự tương tác của nhiều yếu tố như: môi trường, xã hội, tâm lý, sinh lý,… từ đó gây ra những phản ứng sinh lý khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc trao đổi oxy với bên ngoài. Những người này thường hay có biểu hiện rối loạn, nhịp thở nhanh nông hoặc chậm ngắn kèm theo một số cảm giác như: có vật gì đè lên ngực, nghẹt thở, tức ngực,… Khó thở có thể đến bất cứ thời điểm nào trong ngày.

8 biện pháp giúp giảm tình trạng khó thở

1. Thở sâu

Hít thở sâu giúp kiểm soát hơi thở và nhịp thở đều hơn. Có thể tập thở sâu bằng cách nằm xuống, đặt tay lên bụng, hít sâu bằng mũi, để phổi tràn đầy không khí. Giữ hơi thở sâu trong vài giây rồi từ từ thở chậm qua miệng. Lặp lại bài tập này từ 5 đến 10 phút.

Thở sâu
Duy trì đều đặn hít thở sâu hàng ngày sẽ giúp kiểm soát chứng khó thở tốt hơn (ảnh chụp màn hình: vnexpress.net).

2. Thở mím môi giúp giảm tình trạng khó thở

Phương pháp thở bằng miệng còn giúp kiểm soát nhịp thở rất hiệu quả. Chỉ cần ngồi thẳng lưng trên ghế, thả lỏng vai, mím môi và tạo một khoảng hở nhỏ. Tiếp theo, hít vào bằng mũi rồi từ từ thở qua bằng miệng. Lặp lại động tác này trong vòng 10 phút.

3. Ngồi thả lỏng và đưa người về trước

Thả lỏng người và ưỡn về phía trước có thể cải thiện đáng kể tình trạng khó thở. Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và ưỡn ngực về phía trước. Động tác này có tác dụng thả lỏng lồng ngực, chức năng phổi do đó cũng được cải thiện.

Ngồi thả lỏng và đưa người về trước
Thực tế cho thấy ngồi trong tư thế ngực ưỡn về phía trước có thể giúp cải thiện cảm giác khó thở rất tốt.

4. Đứng thẳng

Chỉ cần đứng thẳng lưng vào tường hoặc mặt phẳng, 2 chân rộng bằng vai rồi đẩy ngực về phía trước, 2 tay đung đưa về phía trước và sau. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng đường thở trong phổi và giảm khó thở.

5. Xông mũi

Xông mũi giúp mở đường thở một cách tự nhiên. Chuẩn bị một bát nước nóng và nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào đó, đặt mặt cách mặt nước một khoảng cách phù hợp, sau đó hít thở sâu để hơi nước bốc lên từ bát nước vào mũi và thở ra nhẹ nhàng.

Xông mũi
Xông mũi giúp thông đường thở một cách tự nhiên (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

6. Sử dụng quạt

Dùng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi sẽ giảm cảm giác khó thở. Điều này sẽ tạo ra nhiều lực hơn trong luồng không khí đi vào phổi, giúp cảm thấy thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc dùng quạt không thực sự hiệu quả khi triệu chứng đó là do bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

7. Uống cà phê đen

Cà phê đen chứa lượng caffein cao, có tác dụng điều trị chứng khó thở và cải thiện chức năng phổi. Có thể duy trì thói quen uống 1 ly cà phê đen mỗi ngày để hạn chế tình trạng khó thở.

8. Uống trà gừng giúp giảm tình trạng khó thở

Gừng có đặc tính cay, nóng giúp khai thông và mở rộng đường thở trong phổi. Khi bị khó thở, có thể uống trà gừng hoặc pha nước ấm với vài lát gừng mỏng để cải thiện chức năng đường thở.

Những biện pháp giúp giảm tình trạng khó thở đơn giản mà hiệu quả
Uống trà gừng là biện pháp được nhiều người lựa chọn khi bị khó thở (ảnh chụp màn hình: hellobacsi.com).

Những điều cần tránh để không gặp tình trạng khó thở

Ngoài các biện pháp trên, người bị khó thở cũng cần tránh một số điều được coi là tác nhân kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở:

  • Không hút thuốc
  • Kiểm soát cân nặng trong phạm vi cho phép
  • Tránh ăn muối quá nhiều và tăng cân nếu bị suy tim
  • Tránh tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như hóa chất độc hại, phấn hoa, lông động vật,…
  • Không tập thể dục hoặc làm việc quá sức.

Trên đây là 8 cách để giúp giảm tình trạng khó thở. Trong trường hợp nặng thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ.