Hầu hết những đứa trẻ sinh ra mang tâm hồn thuần tịnh và ký ức là một tờ giấy trắng. Quá trình lớn lên, tiếp thu kiến thức đã hình thành tính cách, quan niệm, khác nhau. Bản tính tiên thiên thuần tịnh dần dần mất đi. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra, miền ký ức tiền kiếp về kiếp sống nào đó chưa xoá hết. Điều đó khiến con người hiện đại vốn vô thần bối rối và không có câu trả lời chính xác.
Xem nhanh
Bát canh quên lãng khiến ký ức tiền kiếp của linh hồn bị xoá hết
Trong các tôn giáo, văn hoá truyền thống người xưa đều nhìn nhận rằng chết không phải là hết. Cái chết chỉ là một lớp áo được thay trong chuỗi luân hồi đằng đẵng của sinh mệnh. Cái chết này chưa phải là cái chết thực sự. Chỉ là nhục thân – cái thân thể của không gian vật chất này chết đi. Còn tại không gian gian, các thân thể khác, linh hồn là vĩnh viễn tồn tại. Linh hồn hay còn gọi là nguyên thần ấy sẽ tiến nhập vào không gian khác. Tiếp tục hoàn trả nghiệp nợ và được sắp xếp chuyển sinh. Việc chuyển sinh này đều có những vị Thần cai quản.
Khi nguyên thần rời khỏi thân, nó phải đi qua một con đường gọi là Hoàng Tuyền. Con đường này ở không gian khác (còn gọi âm gian). Cuối đường có dòng sông Vong Xuyên, nước chảy không ngừng. Bắc ngang qua sông là cầu Nại Hà, đi hết cây cầu này sẽ đến Vọng Hương Đài. Những nguyên thần được đầu thai làm người đều phải qua Vọng Hương Đài này. Điều khiến linh hồn không nhớ mình là ai khi chuyển sinh chính là ở một bát canh. Bát canh quên lãng do Mạnh Bà nấu.
Bất kỳ ai uống bát này ký ức đều trôi theo dòng nước Vong Xuyên chìm vào quên lãng. Những hỷ nộ ai lạc, những ân oán tình thù, hết thảy đều tan đi như làn khói. Đọng lại là ký ức trống rỗng, sinh ra với hình hài thơ ngây, trong sáng.
Chuyển sinh khi ký ức kiếp trước chưa bị xoá hết
Trên thế giới xuất hiện nhiều trường hợp khi sinh ra lại nhớ được kiếp sống trước của mình. Nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu xác minh tính chân thực của câu chuyện. Kết quả đều không đưa được lời giải thích thuyết phục. Nếu từ góc độ vô thần, không tin có linh hồn, luân hồi, nhân quả báo ứng …thì khó lý giải. Còn ở góc độ có niềm tin tín ngưỡng, không khó để tin rằng luân hồi hoàn toàn có thật.
Vì sao con người sinh ra đều không nhớ được ký ức tiền kiếp của mình, mà chỉ ít người xuất hiện? Đã có nhiều truyền thuyết giải thích về vấn đề này. Phần vì nhân duyên của con người là mối quan hệ rành buộc giữa ân ân oán oán. Việc ai là thân nhân, duyên nợ đều được an bài tỉ mỉ bởi các sinh mệnh quyền năng hơn. Chúa Giê-su từng giảng: “con người là có tội”. Vậy nên con người phải trong luân báo, trong mê mà hoàn trả nợ nghiệp. Nếu ai cũng nhớ hết kiếp sống của mình thì không còn cõi mê, điều ấy là không thể. Xã hội nhân loại chính là phát triển như thế.
Những người nhớ được kiếp sống của mình, có lẽ vì không uống bát canh quên lãng Mạnh Bà ấy. Việc không uống có thể cũng là được an bài, liệu như một lời cảnh tỉnh cho thế nhân?
Câu chuyện luân hồi: “Đứa trẻ sinh ra đã biết nói”
Câu chuyện xảy ra những năm 1910, trong một ngôi làng ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Hôm đó, anh cả 17 tuổi dắt một con lừa ra ruộng tưới nước, cậu em 12 tuổi đi theo. Gần trưa, người anh trai đói bụng muốn về nhà ăn chút gì, nhờ em trông lừa thay. Nhưng người em cũng đói bụng và đòi về nhà trước. Cậu vội vã về nhà, lấy một miếng lương khô rồi đi luôn. Nào ngờ chạy đến cổng làng, bị chó dại cắn chết trong cái rãnh nước hôi thối.
Linh hồn cậu xuất ra ngoài, trong chốc lát đã đến bên cầu Nại Hà ở âm phủ. Cậu thấy bên bờ sông có hai tên quỷ sai đang đổ canh mê hồn vào một ông lão. Ông lão gào thét vì bị bỏng, quỷ sai đẩy ông xuống sông Nại Hà để đầu thai chuyển kiếp. Cậu thấy sợ khiếp vía, không muốn uống canh mê hồn nên đã quay người bỏ chạy.
Âm sai đuổi bắt, khi sắp đuổi đến nơi, cậu bé sợ quá. Thấy có người phụ nữ đang sinh con, liền vội vã nhảy xuống đầu thai vào bụng người phụ nữ.
Đứa bé này chưa uống canh mê hồn nên nó nhớ gia đình và anh trai đang đợi ngoài đồng. Đứa bé mở miệng nói với bà đỡ rằng nó tên là gì, nhà nó ở làng nào. Nó khiến những người trong gia đình ấy một phen hoảng sợ….
Kính mời quý vị khán thính giả cùng nghe cậu chuyện: “Đứa trẻ sinh ra đã biết nói”
- Radio cuối tuần #01: Cậu bé người Nhật và bằng chứng luân hồi
- Radio cuối tuần #02: Câu chuyện luân hồi về hôn nhân “vợ chồng là mối nhân duyên tiền kiếp”