Cún con cắn đuôi ngỗng giải cứu heo mập khi chứng kiến cảnh chú ngỗng ”tấn công” heo mập.

Chú cún con sau khi thấy heo bị ngỗng “nhéo” tai đã chạy theo sau và lôi ngỗng ra xa; hành động đẹp này của chú chó nhỏ đã làm nhiều người cảm thấy rất thú vị, “Phải thế chứ! Thấy người ta cãi nhau đừng đổ thêm dầu vào lửa mà hãy cố gắng để làm dịu nhẹ mọi chuyện đi. Yêu cún quá”. Mời quý độc giả xem video ở bên dưới:

Nguồn video: MUCWomen.

Góc bình luận của độc giả

– Hảo hán hảo hán, đen giỏi lắm.
– Hàng xóm thân thiện.
– Khu này có nhiều giang hồ quá.
– Gieo nhân nào thì gặp quả ấy.
– Nhìn đáng yêu quá.
– Như phim luôn.
– Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
– Chắc lợn giận cún con lắm vì đang được gãi ngứa mà.
– Sống như vầy mới vui.

Xem thêm: Ngỗng có tập tính hung dữ

Theo Tiền phong, ngỗng có bản tính hung hãn – hành vi này có liên quan đến kích thước của chúng – một loài chim lớn và vụng về. Ngỗng rất khó lẩn trốn khi bị đe dọa, vì vậy chúng sẽ tỏ thái độ hung hăng và hiếu chiến để tránh nguy hiểm. Ngỗng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt tốt, ngay cả khi trời có tuyết, nó vẫn thích được chải chuốt bên ngoài. Khả năng tự bảo vệ tốt cộng với việc thích ở bên ngoài hơn là ở trong nhà, ngỗng thường được người dân nuôi chung với các đàn gà, vịt, ngan để tự vệ.

Video: Cún con cắn đuôi ngỗng giải cứu heo mập
Thị giác ban ngày (gần như mù vào ban đêm) và thính giác của ngỗng cực kỳ nhạy bén, chúng có thể cảm nhận được những chuyển động từ rất lâu trước khi con người nhận ra (ảnh: Pixabay).

Nó phát ra âm thanh lớn và hung hãn – đây là những thuộc tính bảo vệ và lính canh lý tưởng. Ngỗng cũng có tính lãnh thổ, chúng biết nhà của mình ở đâu và bảo vệ nó. Không có nhiều loài chim thuần hóa có tính lãnh thổ, và càng có ít loài tỏ ra hung dữ khi đối mặt với những kẻ xâm nhập.

Ngỗng càng hung dữ hơn trong mùa giao phối hay khi nó đi cùng “vợ” và đàn con của nó. Ngỗng đực sẽ lập tức vươn cổ hết cỡ, quay đầu lại và sẵn sàng tấn công, không cần biết kẻ đe dọa là ai.

Ngỗng không dễ bị dụ dỗ bởi đồ ăn, bất kể là đồ ăn có ngon tới đâu. Thế nên, nhiều nông dân thích nuôi ngỗng giữ nhà, bảo vệ các con vật khác hơn là chó.