Khi đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường chưa chuyển xanh, chú chó vẫn đứng chờ đèn xanh tại một ngã tư ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Góc bình luận về chú chó vẫn đứng chờ đèn xanh

Camera của một người đứng chờ đèn giao thông đã ghi lại hình ảnh chú chó mà người này gọi là “con chó thông minh”; không sang đường khi xe cộ vẫn đang lưu thông. Tín hiệu dành cho người đi bộ qua đường ở trạng thái màu đỏ. Tuy nhiên, khi lượng xe giảm dần, một số người đi bộ băng qua đường bất chấp; thì chú chó vẫn đứng chờ đèn xanh.

Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, con chó lớn băng qua đường. Rõ ràng những người chủ đã huấn luyện chú chó nhận biết tín hiệu đèn; tránh nguy hiểm khi ra ngoài.

Một số người cho rằng chỉ đơn giản là chú chó làm theo lệnh của người chủ đứng gần đó; vì chú chó bị mù màu. Nhưng dù vì lý do gì thì hình ảnh này vẫn nhằm nhấn mạnh sự coi thường luật giao thông của nhiều người hiện nay.

Bình luận của người xem video về chú chó tuân thủ luật giao thông

– Chắc chắn phân tích kỹ thì chú chó đã được luyện. Clip đả kích những người ý thức giao thông kém.

– Dù lý do gì đi nữa, hình ảnh vẫn làm chúng ta phải suy nghĩ.

– Nhiều người hay có thói quen vượt đèn đỏ khi xem bài này chắc thấy nhột lắm à.

– Xem con chó mà tôi thấy xấu hổ quá.

– Tuyệt vời ! Chú chó này về ý thức tham gia giao thông hơn hẳn con người rồi. Video này cần phát trên các kênh truyền hình để mọi người nhìn đó mà học.

– Chó có thể mù màu nhưng chú chó này không nhầm tín hiệu đâu nhé. Vì vị trí đèn đỏ và xanh khác chỗ nhau. Đèn đỏ ở trên. Đèn xanh ở dưới.

– Đến đoạn từ xanh chuyển sang đỏ phải đi nhanh cho kịp. Không biết ai khôn hơn ai.

Video về chú chó vẫn đứng chờ đèn xanh khi nhiều người vượt đèn đỏ

Nguồn video: VnExpress.

Hình tượng con chó trong những bài học nhân sinh sâu sắc

Chó là vật nuôi gần gũi, lâu đời với các gia đình. Chúng đi vào văn học dân gian và trở thành “giáo cụ trực quan” sinh động trong các bài học về cuộc sống.

Từ việc quan sát tập tính sống của loài chó, nhân dân ta đã đúc kết ra những câu ngụ ngôn có giá trị triết lý sâu sắc’; về kinh nghiệm sống, những quy tắc ứng xử trong giao tiếp, đánh giá con người … mang nội dung giáo dục đạo đức, giúp mỗi cá nhân trong cộng đồng không ngừng tu dưỡng; hoàn thiện nhân cách bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng nhất mà cha ông ta đặc biệt coi trọng là lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vì vậy, lời nói cần phải hết sức thận trọng, như: “Chó ba khoanh mới nằm, người ba lăm mới nói”.

Video: Chú chó vẫn đứng chờ đèn xanh khi nhiều người vượt đèn đỏ
Lời nói cần nhẹ nhàng, hợp lý, tình cảm để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp (ảnh: internet).

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những thuận lợi và khó khăn; bởi “nhân vô thập toàn” như người xưa đã dạy. Vì vậy, cần phải luôn khiêm tốn học hỏi, không nên vội chỉ trích, chế giễu người khác. Khiêm tốn phải gắn liền với ý chí vượt khó, vượt qua trở ngại để thành công.

Những bài học về cuộc sống của người Việt qua hình tượng con chó được bộc lộ một cách phong phú và sinh động trong văn học dân gian. Đó vừa là thông điệp về chân lý sống, đạo làm người, vừa là khát vọng sống cao cả; được ông cha ta gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử và truyền lại cho hậu thế.