Khi dạy con cha mẹ cần hết sức lý trí; để con không bị tổn thương và thực sự nghe lời, thì cha mẹ hãy loại bỏ những câu nói sau đây nhé.
Xem nhanh
Câu nói: “Sao con không được như bạn…!”
Việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác khi dạy con có lẽ là một điều bình thường của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng cha mẹ có biết, rằng con sẽ dễ bị tổn thương khi mình bị so sánh với bạn bè khác. Dù biết là cha mẹ nói vậy cũng chỉ muốn con có thể giỏi hơn. Nhưng với cách này, cha mẹ chỉ gây áp lực cho con; nhiều khi còn khiến trẻ trở nên tiêu cực với bạn bè hơn.
Thế nên, cha mẹ đừng gieo vào lòng trẻ sự so sánh, ghen ghét, hơn thua khi con còn quá nhỏ. Hãy để trẻ hiểu, cần phải cố gắng hết sức mình, là chính mình là điều tốt nhất. Và hãy động viên, khích lệ giúp con tự tin với những ưu điểm đặc biệt của mình.
“Mày không phải con tao, tao không có đứa con ngu dốt như mày!”
Đôi khi chỉ vì con đứng nhì lớp, chỉ sau một bạn; hay không đạt được mục tiêu mà cha mẹ đề ra trong năm học; mà con phải hứng chịu tất cả những lời mắng chửi; đòn roi bầm dập trên người, cơm không lành canh không ngọt của cha mẹ tận mấy tuần lễ.
Cha mẹ có biết, tâm hồn trẻ sẽ bị tổn thương suốt cả đời bởi những câu nói đau lòng này không. Dù có trôi qua, nhưng cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được. Vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành; bởi ám ảnh của những lời mắng chửi gây ra.
“Con có nhanh lên không!”
Buổi sáng có quá nhiều việc đang chờ: lo ăn sáng cho con, đưa con đi học, lo muộn giờ làm. Còn các con thì vẫn cứ lộn xộn, chưa đâu vào đâu khiến bạn cuống cả lên. Rồi la hét thúc giục “Con có nhanh lên không!”. Những câu thúc giục kiểu như vậy, về lâu dài thường không khiến cho con nhanh hơn; mà chỉ làm cho chúng cảm thấy có lỗi khi làm bạn luôn phải vội vàng.
Khi cha mẹ hành xử bình tĩnh thì con trẻ cũng sẽ học theo. Bạn có thể cố gắng sắp xếp mọi việc từ tối hôm trước; và chia sẻ với con cần hoàn thành những việc cá nhân buổi sáng một cách nhanh chóng nhất.
Câu nói: “Đừng khóc!”, “Đừng buồn!”
Khi trẻ có chuyện buồn hoặc không vui, cha mẹ thường nói với con những câu như vậy. Nhưng điều đó sẽ không tốt cho chúng; bởi trẻ con cũng có lúc buồn bã đến mức phải bật khóc. Đặc biệt là trẻ đang tuổi tập đi; không phải lúc nào, chúng cũng có thể diễn đạt cảm xúc bằng lời nói.
TS Debbie Glasser (Đại học Nova Southeastern ở Fort Lauderdale, bang Florida) cho biết: “Việc bạn muốn bảo vệ đứa trẻ trước những cảm giác buồn bã hay sợ hãi là rất tự nhiên, nhưng nói: “Đừng khóc”, “Đừng buồn” sẽ không khiến trẻ cảm thấy tốt hơn. Ngược lại, câu nói đó gửi một thông điệp rằng con không được phép có cảm xúc như vậy”.
Vì thế, thay vì phủ nhận cảm xúc của con, cha mẹ hãy giúp chúng diễn tả cảm xúc bằng lời. Chúng sẽ bớt khóc hơn, và dần biết mô tả cảm xúc; đồng thời, cũng cho con thấy sự đồng cảm của bạn.
“Nếu còn làm điều đó một lần nữa, cha (mẹ) sẽ đánh con!”
Khi cha mẹ dùng cách đe dọa với trẻ, chỉ khiến việc dạy con trở nên tồi tệ và đáng thất vọng hơn; chứ hiếm khi có hiệu quả về lâu dài. Việc đánh chửi, trừng phạt trẻ đã được chứng minh là không thể khiến trẻ thay đổi hành vi.
TS Murray Straus (nhà xã hội học tại Phòng nghiên cứu gia đình ở Đại học New Hampshire) cho biết: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ hai tuổi lặp lại một hành vi sai trái trong cùng một ngày là 80%; dù cho bạn có sử dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Ngay cả với những đứa trẻ lớn hơn; không một kiểu trừng phạt nào mang lại kết quả chắc chắn ngay lập tức.
- Dạy con những kỹ năng sống theo cách cha mẹ Nhật Bản
- 7 lỗi dạy con lớn nhất cha mẹ thường mắc phải
- Cha mẹ đừng nên trách mắng con vào 4 thời điểm này
- Thói quen lành mạnh cha mẹ nên tạo cho con hàng ngày