Cá heo ở vịnh Koombana, Western Australia, biết cách cướp mồi nhử trong bẫy bắt cua của ngư dân và chúng thậm chí còn biết gỡ móc câu bằng mõm.
Cá heo đã tìm ra cách đánh lừa ngư dân đánh cua bằng cách ăn trộm mồi từ bẫy cua của họ. Cá heo mũi chai quan sát ngư dân thả cá vào lưới; và thả chúng xuống vùng biển ngoài khơi vịnh Koombana, Tây Australia. Sau đó, chúng thò mũi vào lưới, kéo mồi ra khỏi lưỡi câu trong bẫy cua. Các ngư dân đã cố gắng đặt mồi dưới bẫy hoặc trong hộp để ngăn chặn kẻ trộm; nhưng chúng nhanh chóng học cách lật bẫy hoặc mở hộp, Live Science đưa tin.
Video ghi lại cảnh cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân:
Nguồn video: VnExpress
Nhà bảo tồn động vật hoang dã Rodney Peterson lần đầu tiên phát hiện ra hành vi trên cách đây hai năm; và lo ngại chúng bị mắc lưới hoặc ăn phải thức ăn không tốt. Anh đã liên hệ với Trung tâm khám phá cá heo ở thành phố Bunbury để lắp 5 camera ghi lại hành vi của chúng.
“Cá heo là loài quan sát rất thông minh và luôn đi loanh quanh tìm kiếm thức ăn. Thông thường, khi nhìn thấy cơ hội, chúng sẽ tận dụng; đặc biệt là cá heo mẹ đang nuôi con”, nhà quay phim Axel Grossmann, tình nguyện viên tại Trung tâm khám phá cá heo cho biết. Chúng mở bẫy theo nhiều cách khác nhau. Cách cơ bản nhất là chộp lấy mồi đặt trên móc hoặc ghim kim loại bên trong bẫy cua. Vì vậy, về cơ bản, chúng sẽ giật con cá ra khỏi chốt hoặc bẻ nó thành những miếng dễ ăn, Grossmann giải thích.
Để ngăn chặn những loài động vật có vú này, một số ngư dân đặt mồi bên dưới bẫy cua; buộc chúng phải sử dụng những kỹ thuật phức tạp hơn để đánh cắp chúng. Nhưng chúng nhanh chóng tìm ra cách dùng hàm và cơ thể để lật ngược bẫy cua; để tiếp cận mồi dễ dàng hơn. Chúng thậm chí còn mở hộp nhựa dùng để đựng mồi bằng mõm và răng.
Vì các chuyên gia bảo tồn lo ngại chúng mắc vào lưới hoặc bị thương; nên họ đã phát triển một giải pháp mới, an toàn hơn, đó là sử dụng túi lưới có móc kim loại để bảo vệ mồi bên trong. Chúng nhận ra rằng nó không thể tiếp cận được mồi và bơi đi.
Cá heo ăn trộm cá dùng để dụ cua vì nhiều lý do. Nếu đói, chúng có thể tốn nhiều công sức hơn để tìm nguồn thức ăn bổ sung như bẫy cua; đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên có người qua lại. Nhưng không phải tất cả chúng đều làm điều đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi này có thể xuất phát từ sở thích tìm cá một cách dễ dàng; hành vi thích ứng thông qua học tập hoặc thậm chí là vui vẻ, Grossmann nói.