Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm cần làm khi tiếp tục cách ly tại nhà của bác sĩ Trương Hữu Khanh, giúp bảo vệ bản thân trong dịch bệnh Covid-19.
Xem nhanh
6 điều cần thực hiện khi tiếp tục cách ly tại nhà
- Không ra khỏi nhà cho đến khi bộ phận ngành y tế cho phép.
- Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus ở vùng họng thấp và sẽ giảm hơn nữa trong những ngày tới nên khả năng lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình là không cao. Tuy nhiên, cần phải tuyệt đối thực hiện theo nguyên tắc: giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, đeo khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc khi tiếp nhận đồ vật.
Nếu bạn ở một mình trong phòng, thì không cần phải đeo khẩu trang thường xuyên.
Tình trạng bệnh đã ổn định nhưng vẫn cần phải theo dõi sức khỏe của bản thân.
Tự theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu có lo ngại hoặc bất thường, thì nên liên hệ với nhân viên y tế gấp.
3. Để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh mau lành thì nên:
- Uống đầy đủ nước.
- Ngủ cho đủ giấc.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Tập thể dục điều độ.

4. Vệ sinh ăn uống, sinh hoạt phải được đảm bảo như:
- Ăn uống sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà vệ sinh phải luôn gọn gàng, sạch sẽ: luôn đeo khẩu trang khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh thì phải rửa tay.
5. Phòng bạn ở phải thông thoáng, thường xuyên vệ sinh bề mặt quanh nơi mình làm việc.
6. Những nhân viên y tế sẽ liên hệ bạn để tiến hành xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn sẽ được tái hòa nhập lại với cộng đồng.

Những điều cần biết khi bạn là F0 đang ở nhà chờ đến khu điều trị cách ly hay được cách ly tại nhà
Trường hợp F0 cách ly tại nhà nên làm gì?
- Giữ bình tĩnh không hoảng sợ và chia sẻ việc chăm sóc sức khỏe cùng với nhau. Sự hoảng loạn của bạn có thể khiến bạn bị khó thở do yếu tố tâm lý.
- Nếu là đối tượng có nguy cơ: Thừa cân đến mức béo phì, trên 60 tuổi, bệnh lý cơ bản chưa điều trị ổn định thì cần liên hệ ngay với sở y tế địa phương để chuẩn bị đi cách ly.
- Nếu không phải là đối tượng nguy cơ: Hầu hết mọi người sẽ tự phục hồi trong khoảng 10 ngày.
- Có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi khỏi bệnh.
- Có thể có các triệu chứng tương tự như khi bạn bị cảm lạnh, đau họng trước đó, sau đó các triệu chứng biến mất và lành lại.
6. Luôn theo dõi và xử trí những triệu chứng thông thường như:
- Bạn xử lý các triệu chứng thông thường như những lần trước kia bị cảm lạnh và viêm họng; hạ sốt, giảm đau, giảm ho mỗi khi có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng, thì không nên dùng thuốc ngừa.
- Theo dõi nhiệt độ hằng ngày.

7. Theo dõi và xử trí nguy cơ các triệu chứng trở nặng:
- Nếu bạn có các triệu chứng sau, thì có thể bị thiếu oxy hoặc tâm lý đang hoảng loạn; cần báo ngay cho cơ quan y tế
- Bị khó thở: Nằm ngửa thì dễ thở nhưng thấy ngột thở nên phải ngồi dậy. Ngồi ngửa thì thấy dễ thở, nhưng thấy khó thở nên phải ngồi thẳng lưng.
- Nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút.
- Nồng độ oxy trong máu đo trên đầu ngón tay (nếu có) dưới 95%.
- Thường xuyên bị đau hoặc tức ngực.
- Không được tỉnh táo.
- Da, móng tay và môi nhợt nhạt hoặc tím tái đi.
F0 trong thời gian chờ đưa đi điều trị nên làm gì?
Trong thời gian chờ đợi để được đưa đi điều trị, nên thực hiện các bước sau đây:
- Tập thở sâu: hít vào bằng mũi càng sâu khi bụng phình ra; thở ra từ từ bằng miệng cho đến khi bụng xẹp xuống.
- Nếu làm như vậy hiệu quả, hãy tiếp tục hít thở sâu như vậy. Nếu nhiều nhịp không hiệu quả, hãy chuyển sang nằm sấp để thở.
- Các nhân viên y tế sẽ liên hệ cho bạn để xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn có thể tái hòa nhập lại cùng cộng đồng.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm cần thiết khi tiếp tục cách ly tại nhà của bác sĩ Hữu Khanh. Các bạn cùng tham gia nhóm giúp nhau vượt qua đại dịch để được hỗ trợ nhiều hơn nhé!
Xem thêm:
- Kinh nghiệm thiết yếu làm việc trong tâm dịch Covid-19
- Khi nào dùng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân Covid-19?