Nóng: Xôn xao “nữ bệnh nhân chết vì Covid-19 ở Nghệ An không được hỏa táng”; một tỉnh Tây Nguyên lên kịch bản 2 vạn ca nhiễm

Hà Nội có thể lại giãn cách tiếp

Sáng nay, nhiều tờ báo đăng nhận định của Phó giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn về khả năng thủ đô giãn cách đợt tiếp theo, sau ngày 6/9. Theo ông Tuấn, khả năng thành phố sẽ giãn cách thêm 7 ngày nữa.

Hiện, nhiều người Hà Nội quan tâm chính quyền sẽ siết giãn cách như nào, cách làm đem lại kết quả thực chất ra sao? Nhiều người nói họ chấp nhận giãn cách, nhưng Hà Nội đừng làm hình thức, phải làm có kết quả thực tế.

Trong buổi thị sát chiều 31/8 tại Thanh Xuân Trung – ổ dịch nóng nhất Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát hiện không có người trực Sở chỉ huy phường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chiều 31/8/2021 (ảnh chụp màn hình video VTV).
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chiều 31/8/2021 (ảnh chụp màn hình video VTV).

Xôn xao “nữ bệnh nhân chết vì Covid-19 ở Nghệ An không được hỏa táng”

Câu chuyện đau buồn về một nữ bệnh nhân chết vì Covid-19 ở Nghệ An không được hỏa táng đăng trên Tạp chí Môi trường và Đô thị sáng nay. Trước đó, nhiều Facebooker, nhà báo đã chia sẻ thông tin vụ việc này trên mạng xã hội.

Facebooker Bui Hau (ngụ tại TP Vinh) trong bài đăng trưa ngày 31/8 “Cần gấp một cơ chế liên tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh để xử lý tử thi người bị nhiễm Covid-19”; ông viết: “Tử thi bà Lê Thị Q., trú tại thị trấn Cầu Giát, Huyện Quỳnh Lưu mất hôm qua (30/8) nhưng tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa từ chối hỏa thiêu vì bà mất vì Covid”.

Sau khi người nhà điện thoại cầu cứu khắp nơi, liên hệ với chính quyền huyện nhưng không hiệu quả nên đã đem về quê chôn cất.

Thi thể bà Q. đã được an táng vào khoảng 18h chiều 31/8.
Thi thể bà Q. đã được an táng vào khoảng 18h chiều 31/8 (ảnh: Bui Hau).

Theo tin cập nhật của Facebooker này, đến chiều tối ngày 3/8, thi thể bà Q. đã được an táng tại nghĩa trang quê nhà ở Quỳnh Lưu. Cụ thể, “gia đình và chính quyền địa phương cho đào sẵn huyệt, dùng vôi bột rắc xuống dưới và chuẩn bị thêm 3 bì để rắc trên. Khi xe chở thi hài đến thì người nhà lùi ra xa đứng nhìn. Chỉ có 3 nhân viên thực hiện việc hạ huyệt, rắc vôi và đắp đất làm mộ.

Sau khi mộ đắp xong kín đáo sạch sẽ, nhân viên mai táng lên xe thì 4 người nhà mới đến để làm các nghi lễ cần thiết”.

Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, nhiều người đặt câu hỏi vì sao một tỉnh diện tích lớn, có dân số tới 3,3 triệu người nhưng đến nay Nghệ An vẫn chưa có một lò hỏa táng? Khi chưa có dịch, người dân Nghệ An muốn hỏa táng thân nhân phải chạy qua 2 tỉnh Hà Tĩnh hoặc Thanh Hóa; nhưng với người chết vì Covid-19, điều này đang trở thành việc bất khả thi (Đọc tiếp bài viết trên Tạp chí Môi trường và Đô thị).

Một tỉnh Tây Nguyên lên kịch bản 2 vạn ca nhiễm

Theo Zing, đến sáng 1/9, Đắk Lắk ghi nhận 1.085 ca mắc Covid-19 tại 15 huyện, thị xã, thành phố; trong đó 800 bệnh nhân đang điều trị.

Hiện Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành phương án chi tiết năng lực điều trị bệnh nhân cấp độ 4, 5 của hệ thống y tế trong toàn tỉnh.

Theo đó, cấp độ 4 có từ 3.000 đến dưới 10.000 ca nhiễm trong cộng đồng; cấp độ 5 từ 10.000 đến 20.000 ca nhiễm.

Sở cũng đề nghị tỉnh kích hoạt thêm 2 bệnh viện dã chiến (Đọc toàn bản tin trên Zing).

Nam Định phát hiện ít nhất 10 ca cộng đồng khi sàng lọc giáo viên

Theo Tuổi Trẻ, Ngày 1/9, UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho biết đã phát hiện ít nhất 10 người là giáo viên và người nhà giáo viên trên địa bàn mắc Covid-19. Những người này được phát hiện khi huyện triển khai sàng lọc cho đội ngũ giáo viên, viên chức.

Theo UBND huyện Hải Hậu, những ca vừa phát hiện đều từ trong cộng đồng, có tải lượng virus rất cao và những người mắc đều có lịch trình di chuyển, tiếp xúc phức tạp nên rất có thể đã lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác (Đọc toàn bản tin trên báo Tuổi Trẻ).

Bạn đọc xem thêm

Từ Khóa: