Con trâu đang hung hăng lao về phía trước thì đột nhiên đứng lại và lùi về phía sau khi nghe lệnh của chủ nhân. Quả là một con trâu biết vâng lời!

Dân gian có tương truyền rằng, trâu vốn là một vị Thần sống trên thiên giới; vì vô tình gây ra nạn đói ở nhân gian nên đã bị Thượng Đế phạt làm thân trâu.Trâu là một loài vật khá hung dữ nhưng nếu được thuần phục thì sẽ trở nên hiền lành và rất biết nghe lời chủ nhân. Đoạn video dưới đây là một trong những ví dụ điển hình thể hiện sự ngoan ngoãn của loài vật này sau khi được con người thuần hóa:

Nguồn video: MUC Women

Nguồn gốc của trâu

Trên thế giới hiện có hai nhóm trâu: Trâu rừng châu Phi và trâu châu Á (trâu nước); chúng sinh sống ở hai vùng địa lý cách biệt và có đặc điểm khác nhau.

Nguồn gốc của trâu
Hình dạng sừng khác biệt giữa trâu rừng châu Phi (trên) và trâu nước (dưới)

Nhóm trâu thường gặp ở Việt Nam có nguồn gốc từ châu Á, trâu đồng rừng; đây là động vật thuộc họ trâu bò, phân bộ nhai lại, không có hàm trên. Loài vật này được người dân thuần hóa từ 5000 đến 6000 năm trước; cũng là khoảng thời gian nền văn minh lúa nước ra đời. Chúng giữ một vai trò khá quan trọng trong công việc đồng áng và được xem là cả cơ nghiệp của người nông dân xưa.

Tập tính và đặc điểm

Tập tính

Loài vật này có tập tính ưa nước; mỗi khi trời nóng bức thường tìm đến nơi có nước để trầm mình; trâu đặc biệt thích đến những nơi có đất nhão nhoẹt; chúng sử dụng bùn để phủ lên thân người nhằm tạo ra một “chiếc áo khoác” chống nắng hiệu quả; ngoài ra lớp bùn này còn có thể giúp trâu tránh được sự tấn công của các loại côn trùng có hại như ruồi, muỗi…

Đặc điểm

Đặc điểm tiêu hóa

Trâu là loài động vật nhai lại giống như dê, bò, cừu…; các loại thức ăn sau khi được con vật thu nhận sẽ được nhai, nhào trộn với nước bọt và nuốt xuống dạ dày cỏ. Quá trình nhai lại được thực hiện với tần suất nhiều hơn trong khi trâu nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm, các miếng thức ăn từ từ được ợ lại vào khoang miệng, lúc này trâu sẽ tiếp tục nhai rồi nuốt trở lại dạ cỏ. Trong quá trình này, thức ăn được nghiền nhỏ và thấm nhiều nước bọt; giúp cho việc phân giải các thành phần dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ được thuận lợi hơn.

Đặc điểm sinh sản

Trâu sinh sản theo mùa rất rõ rệt. Ở Việt Nam, trâu thường đẻ tập trung vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 11. Khác với các gia súc khác; thời gian mang thai của loài này dao động ở khoảng từ 358 đến 365 ngày; trung bình thời gian mang thai của trâu là 10 tháng rưỡi (trâu sông mang thai khoảng 305 đến 307 ngày; trâu đầm lầy từ 320 đến 325 ngày). Mỗi lứa chúng thường đẻ một con; tỉ lệ đẻ sinh đôi rất thấp, chỉ xuất hiện khoảng 3%.