Theo các chuyên gia tâm lý, kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa tốt nhất để mỗi bậc cha mẹ có thể tác động và chuyển hướng những hành vi, thái độ tiêu cực đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo.

Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời bố mẹ, một số trẻ còn có tính cách rất bướng bỉnh. Những đứa trẻ ngỗ ngược có thể rất thông minh và sáng tạo, ngay cả khi chúng nổi loạn. Điều quan trọng là bố mẹ phải hiểu con mình và bình tĩnh để sửa đổi tính bướng bỉnh, ngang ngược của chúng.

Khi trẻ bướng bỉnh, khó bảo; nếu bố mẹ phản ứng thiếu suy nghĩ sẽ chỉ khiến thái độ của chúng càng trở nên tiêu cực hơn.

Vậy, phải làm gì trong trường hợp này? Dưới đây là 11 câu “thần chú” dành cho bố mẹ khi đối diện với những đứa trẻ bướng bỉnh, cáu kỉnh.

11 câu “thần chú” giúp bố mẹ thay đổi những đứa con bướng bỉnh

1. Nếu trẻ lười ăn hoặc bướng bỉnh không chịu ăn hết thức ăn

Trong trường hợp con bạn lười ăn hay bỏ dỡ phần thức ăn; thì bố mẹ hãy nói: “Con ăn rất giỏi!”.

11 câu “thần chú” giúp bố mẹ trị những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo
Đối với những bé quá lười ăn, phụ huynh nên tôn trọng nhu cầu ăn của con. Đừng ép con ăn, thay vào đó là để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể (ảnh chụp màn hình: suckhoedoisong.vn).

Thay vì phải ép trẻ cố ăn, tốt hơn hết bố mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ ăn. Nói những điều như cách thể hiện rằng bố mẹ tự hào về con cái. Đừng chê bai hay mắng con cái kén ăn.

Đó không phải là cách để thúc đẩy con bạn hoàn thành bữa ăn của chúng hoặc ăn nhiều hơn; mà chỉ để khiến con trẻ cảm thấy bản thân tồi tệ.

2. Nếu trẻ bướng bỉnh không muốn dọn dẹp phòng ở

Khi thấy con cái mình lười dọn dẹp phòng ở; bố mẹ hãy kiên nhẫn đừng nên quát mắng vội, mà hãy nói:“Con tự mình dọn dẹp hay muốn mẹ giúp gì không?”.

Bởi những cụm từ dễ bị kích động như “Hãy dọn dẹp ngay! Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi! ”. Hầu hết sẽ không thể thúc đẩy hay nhắc trẻ xử lý đống lộn xộn đó. Cách tốt hơn là cho trẻ sự lựa chọn.

Nếu trẻ không muốn dọn dẹp phòng ở
Nếu con không muốn dọn phòng, bố mẹ thử hỏi xem con muốn tự dọn hay cần bố mẹ giúp một tay thay vì nổi nóng (ảnh chụp màn hình: thoidai.com.vn).

3. Trẻ chậm chạp dù bố mẹ đang vội đi làm, hãy nói “con có muốn đi luôn không hay chờ 10 phút nữa?”

Đôi khi trẻ con rất bướng bỉnh, ương ngạnh. Chúng có thể không muốn mặc quần áo hoặc cố gắng ở nhà mặc dù bố mẹ chúng sắp phải bị trễ giờ làm. Những lúc như thế này, nhiều người chạy đến giục giã, bức xúc vì đứa trẻ vẫn không chịu đi. Trên thực tế, việc đặt một câu hỏi cho trẻ có sự lựa chọn sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

4. Nếu trẻ không muốn nghe những lời bố mẹ nói

Lúc này, hãy nói với trẻ “con bịt tai như vậy, không muốn nghe mẹ nói chắc là con đang mệt lắm phải không?”. Câu nói này có tác dụng “thần kỳ”; sẽ khiến đứa trẻ chú ý đến câu hỏi của bố mẹ và suy nghĩ có đúng là chúng đang cảm thấy rất tồi tệ hay không.

ốn nghe những lời bố mẹ nói
Nếu muốn con nghe lời, cha mẹ đừng rao giảng đạo đức mà hãy hành động, hãy lập ra những quy tắc trong gia đình, hãy cho trẻ những lựa chọn (ảnh chụp màn hình: steame.vn).

Bố mẹ đã giúp trẻ gọi tên cảm xúc tình cảm hiện tại; và điều này khiến trẻ cảm thấy luôn được quan tâm, chăm sóc và bình tĩnh trở lại. Khi trẻ đã trở lại trạng thái tâm lý ổn định; bố mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc tương tác với con mình.

5. Trẻ muốn có thêm món đồ chơi, nhưng bố mẹ đã hết tiền

Nếu con bạn có một thứ gì đó thuộc về người khác, thay vì la hét: “Đó không phải đồ của con!”, thì hãy sử dụng những câu nhẹ nhàng hơn để khuyên nhủ như: “Đó là đồ của bạn con. Tại sao chúng mình không chơi cái này nhỉ?” và đưa cho chúng một món đồ chơi khác.

“Mẹ biết con thích trò chơi cầu trượt này lắm, nhưng con phải về nhà trước khi trời tối”. Khuyên trẻ nhẹ nhàng sẽ cho thấy bạn quan tâm đến cảm xúc của trẻ; và trẻ sẽ tiếp nhận điều đó rằng: “À, bố mẹ có hiểu ý mình”. Nhờ vào sự kiên nhẫn đó sẽ khiến tâm lý muốn phản kháng của trẻ thay đổi dịu nhẹ hơn rất nhiều.

11 câu “thần chú” giúp bố mẹ trị những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo
Trẻ khóc lóc đòi mua đồ chơi là trường hợp thường thấy ở mỗi gia đình có con nhỏ (ảnh chụp màn hình: odphub.com).

Nếu ngay từ đầu bố mẹ không thể hiện sự đồng cảm; mà bắt trẻ phải làm theo ý mình thì việc trẻ tức giận; phản đối là điều dễ xảy ra.

6. Con có thể đặt nó vào bồn rửa bát giúp mẹ được không? 

Trẻ con thường hay nghịch ngợm, ăn xong rồi để bát đĩa bẩn trên bàn cho mẹ dọn. Trong trường hợp này; bố mẹ không nên tập trung nhấn mạnh những câu nói khó nghe như: “con ngừng lại ngay”; “đừng bao giờ làm như thế” hoặc “không được để bát đĩa bẩn trên bàn”. Mà thay vào đó, bố mẹ có thể nhẹ nhàng yêu cầu con hỗ trợ, phụ giúp mình.

7. Nếu bố mẹ muốn con mình ngưng làm một điều gì đó không tốt

Khi thấy con mình làm điều gì đó không tốt; bố mẹ đừng vội la mắng mà hãy nói với con rằng: “Con có thể giúp mẹ đọc cuốn sách này (hoặc làm gì đó) ở đây không?”.

Bố mẹ có thể thấy trẻ đang chơi trò chơi ở một nơi nguy hiểm hoặc chơi ngay trước mặt mình trong khi mình đang phải gắng hoàn thành một báo cáo công việc.

Nếu bố mẹ muốn con mình ngưng làm một điều gì đó không tốt
Sự kiên nhẫn của bố mẹ khi muốn con trẻ làm gì đó sẽ khiến trẻ thay đổi hành vi tích cực.

Bố mẹ tuyệt đối không tỏ ra khó chịu cũng như ra lệnh cho trẻ dừng lại ngay; thay vào đó hãy chuyển hướng hành động của trẻ.

8. Nếu bạn muốn con mình tự tin hơn ở tuổi chập chững mới lớn

Khi trẻ đến tuổi chập chững mới lớn; bố mẹ đừng nên bắt ép chúng phải làm những điều theo ý muốn; mà hãy nói với con nhẹ nhàng rằng: “Con đã tự mình làm được tất cả!”.

Khi trẻ bước vào độ tuổi này; để giúp trẻ thêm sự tự tin, bố mẹ nên khen ngợi những hành vi tốt và khả năng độc lập của chúng.

Cách nói này không chỉ giúp con bạn thêm tự tin vào bản thân mà còn khuyến khích, thúc đẩy trẻ làm những việc tốt và ý nghĩa hơn.

9. Thể hiện sự quan tâm và yêu thương đối với con bạn ngay cả khi chúng không muốn lắng nghe

Bố mẹ đừng nên nói “nếu con không làm theo ý mẹ, mẹ sẽ không yêu con nữa“, mà hãy nói “mẹ luôn yêu con dù có thể nào đi chăng nữa; nhưng mẹ sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu con…”

Thể hiện sự quan tâm và yêu thương đối với con bạn ngay cả khi chúng không muốn lắng nghe
Thường xuyên nói yêu con và nhắc đi nhắc lại điều đó, kèm với hành động yêu thương để tình yêu ấy đi sâu vào tiềm thức của con (ảnh chụp màn hình: tuoitrexahoi.vn).

Không nên ôm và có những nụ hôn đối với những hành vi không tốt của trẻ sẽ không giúp cha mẹ khắc phục tình hình đó; không làm mọi thứ tốt hơn hoặc khiến trẻ sẽ lắng nghe những gì bạn nói.

Bí quyết để dạy con cái nghe lời là bố mẹ nên ngồi xuống và nói với con của mình rằng bạn yêu trẻ như thế nào; hãy thể hiện tình yêu của bạn với trẻ.

10. Khi trẻ nghe và làm theo lời bố mẹ

Bố mẹ nên dành nhiều lời khen cho trẻ mình khi chúng hợp tác với mình. Đừng ngần ngại nói những câu như: “Cảm ơn con vì đã lắng nghe bố mẹ, con đang làm rất tốt”. Tuyệt đối không bỏ qua những hành vi tốt của trẻ mà cần kịp thời ghi nhận.

11. Có chuyện gì xảy ra với con? Con có cảm thấy buồn không?

Khi con khóc, la hét, cha mẹ thường hay hét lên: “Im ngay!”, “Đừng khóc nữa!”, “Bớt rên rỉ đi”… sẽ khiến trẻ khóc to hơn, không thể dừng lại; có thể làm cho đứa trẻ thậm chí còn khó chịu, tức giận hơn. Hít thở sâu và nhẹ nhàng nói với con rằng: “Chuyện gì xảy ra với con vậy?”, “Bố mẹ đang lắng nghe đây. Nói cho bố mẹ biết nào”.

Trẻ nhỏ có thể chưa nhận thức được chính xác cảm xúc hiện tại của mình là gì. Bố mẹ cần giúp con điều khiển cảm xúc bằng cách giúp con “gọi tên” cảm xúc. Khi chúng buồn, tức giận, khó chịu, .. hãy hỏi xem tâm trạng hiện tại của con như thế nào, tại sao lại như vậy và cùng nhau giải quyết điều đó.

11 câu “thần chú” giúp bố mẹ trị những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo
Hãy cho con khoảng không để chia sẻ cảm xúc và cho con biết bạn luôn ở bên con (ảnh chụp màn hình: phunusuckhoe.giadinhonline.vn).

Các bậc phụ huynh có thể tức giận và bực bội khi trẻ bướng bỉnh và không nghe lời; nhưng nếu cuối cùng trẻ cũng làm theo ý bạn; đừng phớt lờ, hãy khen ngợi hành vi tốt của trẻ. Điều này sẽ khuyến khích đứa trẻ nghe lời bố mẹ.

Nuôi dạy con cái là một hành trình dài, dẫn dắt trẻ đến những chân trời mới và mọi điều trong cuộc sống. Tính cách của trẻ có bướng bỉnh, khó bảo; có thể chuyển hướng tích cực phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy từ bố mẹ.