Viêm mũi dị ứng là một bệnh thường gặp trong Tai Mũi Họng và có tính tái diễn. Dù đa số có triệu chứng không nguy hiểm nhưng khiến nhiều người bệnh khó chịu và phiền muộn.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý do như sau:
Xem nhanh
Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng
1. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong gia đình có người bị dị ứng thì sẽ dễ mắc bệnh hơn.
2. Yếu tố môi trường
Môi trường xung quanh như phấn hoa, bụi, nấm mốc, và lông động vật, đều có thể gây tái phát bệnh. thường gặp là các tác nhân trong nhà cửa như mạt bụi sống trong nệm, bụi vải trong tủ quần áo… hoặc bụi phấn hoa, hoá chất …
Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính ở niêm mạc mũi, khiến cho người bệnh nhạy cảm hơn với các tác nhân kích ứng và làm bệnh trở nặng hơn. Theo nghiên cứu của Hsu và cộng sự (2016), viêm mãn tính có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến triệu chứng tái phát dễ dàng hơn.
3. Không tuân thủ điều trị
Nhiều người bệnh chưa thực hiện đúng, đủ theo phác đồ điều trị hoặc không nhận ra sự quan trọng của việc tránh tiếp xúc với tác nhân dẫn đến kích phát triệu chứng.
4. Thay đổi khí hậu
Thời tiết và nhiệt độ có thể làm thay đổi mùa phấn hoa và gia tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ví dụ nhiệt độ tăng lên khiến nồng độ phấn hoa tăng và thời gian chúng hoạt động kéo dài hơn làm tăng nguy cơ tiếp xúc.
Nếu bạn muốn cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng được nhanh chóng và lâu dài, cần đồng thời cải thiện các yếu tố trên nhé.
Tại sao tâm lý tiêu cực khiến viêm mũi dị ứng nặng lên?
Theo các nhà khoa học, tâm lý có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm mũi dị ứng theo nhiều cách:
1. Căng thẳng, lo lắng
Quá trình này sẽ kích thích phản ứng viêm xảy ra mạnh hơn, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Miller và cộng sự nhận thấy phản ứng strees sẽ kích thích sản xuất hormone cortisol, tăng phản ứng dị ứng.
2. Ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
Tâm lý tiêu cực có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và dị ứng. Stress khiến đề kháng của chúng ta suy yếu và dễ mắc bệnh viêm nhiễm hơn.
3. Kém tuân thủ điều trị
Tâm lý tiêu cực thường khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc không đi khám bệnh kịp thời; hoặc thiếu động lực trong tuân thủ điều trị, khiến bệnh kéo dài và khó lành hơn.
4. Phản ứng tâm lý
Bệnh nhân mãn tính thường cảm thấy lo âu hoặc buồn chán về sức khỏe của mình, tạo ra vòng luẩn quẩn: bệnh lý làm nảy sinh cảm giác tiêu cực và ngược lại nó cũng làm bệnh nặng lên. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sự tương tác giữa tâm lý và sức khỏe có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như vậy, tâm lý có vai trò quan trọng trong việc quản lý triệu chứng viêm mũi dị ứng. Chăm sóc về tinh thần nên cần được chú trọng để người bệnh có thể tự góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và triệu chứng của bệnh.
Bs. Phương Hà là Ths BS CK1 Bs nội trú chuyên khoa Tai Mũi Họng – Nhi với 15 năm kinh nghiệm, làm việc tại Trung Tâm Y Khoa Medic Hoà Hảo, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện STO Phương Đông và Phòng khám riêng. Những kiến thức chuyên ngành kèm với am hiểu về lĩnh vực chữa lành tự nhiên đã giúp cô tiếp cận và giúp đỡ cho rất nhiều bệnh nhân không chỉ từ góc nhìn trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Cô quan niệm chữa bệnh cần cá thể hoá và cơ thể mỗi người là đặc biệt và duy nhất.
Cách tập thở cải thiện căng thẳng
Tập thở là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng. Dưới đây là một số kỹ thuật thở đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay:
1. Thở sâu
Hãy tưởng tượng bạn đang ngửi một bông hoa thơm. Hít vào qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở như đang giữ hương hoa trong 4 giây, sau đó thở ra từ từ như đang thả hương bay xa trong 6-8 giây. Lặp lại vài lần để cảm thấy thư giãn hơn.
2. Thở 4-7-8
Tưởng tượng rằng bạn đang nằm trên giường và chuẩn bị đi vào giấc ngủ. Hít vào qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở như đang đếm những giấc mơ trong 7 giây, rồi thở ra từ từ qua miệng trong 8 giây. Khi thực hiện bạn sẽ thấy thư giãn và dễ ngủ hơn.
3. Thở bằng bụng
Ngồi thoải mái, đặt tay lên bụng như đang ôm một quả bóng. Hít vào thật sâu, cảm nhận bụng phình ra như quả bóng, rồi thở ra từ từ, cảm nhận bụng xẹp lại. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn.
4. Thở nhịp nhàng
Chọn một nhịp thở thoải mái, như hít vào trong 5 giây và thở ra trong 5 giây. Hãy tưởng tượng bạn đang đếm bước đi của mình. Duy trì nhịp này trong vài phút để cảm thấy cân bằng và giảm căng thẳng.
5. Thở chậm và đều
Hãy để tâm trí tập trung vào nhịp thở như thể đang lắng nghe nhịp đập của trái tim. Hít vào và thở ra chậm rãi, giúp tâm trí bạn thư giãn và dễ chịu hơn.
Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thực hành những kỹ thuật này để giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả.
Xem thêm: