Nha đam loại thực vật mọng nước giàu dưỡng chất với nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, tác hại của nha đam lại rất lớn với sức khỏe và làn da của bạn khi sử dụng không đúng cách.
Xem nhanh
Tác dụng của nha đam
Nha đam loại thảo dược chứa nhiều nước, các vitamin cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe và nhan sắc. Những công dụng nổi bật của nha đam như:
- Trung hòa độ pH của cơ thể nhờ tính kiềm.
- Cung cấp nước cho cơ thể.
- Tăng cường chức năng gan.
- Trị chứng táo bón.
- Ngăn ngừa và điều trị bệnh bệnh tiểu đường.
- Chống viêm hiệu quả.
- Làm sạch và làm mát da.
- Làm dịu làn da cháy nắng.
- Cấp ẩm cho da, làm trắng da, trị mụn và làm mờ thâm nám.
Tác hại của nha đam khi sử dụng sai cách
Mặc dù nha đam lành tính và rất có lợi cho sức khỏe và làm đẹp; song bên cạnh đó vẫn có những tác hại của nha đam khi bạn sử dụng không đúng cách.
1.Dùng nhiều nha đam sẽ gây ngộ độc
Theo tài liệu “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong cây nha đam chất aloin chiếm tới 16-20% – đây là chất có tác dụng tẩy vị đắng. Khi sử dụng ở liều cao, chất aloin này có thể làm co bóp, chống táo giống như thuốc xổ; nên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.
Với phụ nữ mang thai, chất aloin sẽ làm cổ tử cung sản phụ co bóp mạnh; gây sảy thai, sinh non hoặc sinh con dị dạng. Với trẻ nhỏ, chất aloin này gây rối loạn tiêu hóa, làm tim đập nhanh, hồi hộp; lâu ngày có thể gây hoang tưởng hoặc mặc bệnh hay lo sợ, nhút nhát.
Với người bình thường nếu dùng từ 8g lô hội trở lên có thể gây chết người, vì tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, loạn tim, mạch đập chậm…Vì thế, khi sử dụng nha đam chế biến món ăn, thức uống; cần làm sạch lớp nhựa (mủ) màu vàng, nằm giữa lớp vỏ xanh và phần gel trắng bên trong để tránh ngộ độc.
2.Tác hại của nha đam gây hạ đường huyết
Nha đam còn liên quan đến hạ đường huyết, do đó người bị tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng.
3.Độc với gan
Trong nha đam có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans; những hợp chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.
4.Tác hại của nha đam có thể gây suy thận
Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin; thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu; có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng quá nhiều và trong thời gian dài. Nhựa (mủ) nha đam cũng liên quan đến suy thận; vì thế người có vấn đề về thận nên tránh uống nha đam.
5.Gây khó chịu cho dạ dày
Nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Vì thế, nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày thì nên thận trọng khi uống nước ép nha đam.
6.Gây mất cân bằng điện giải
Nếu bạn uống quá nhiều lượng nước ép nha đam, có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng; dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
7.Gây kích ứng đường ruột
Nếu bạn có bất kì bệnh đường ruột nào như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng thì không nên uống nước ép nha đam; vì nhựa nha đam sẽ gây kích ứng ruột.
8.Bệnh trĩ
Nhưng người bị trĩ, khi uống nước ép nha đam sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
9. Khiến vết thương lâu lành hơn
Một số hóa chất trong gel lô hội làm tăng sự lưu thông trong mạch máu nhỏ; và làm vết thương phát triển nhanh hơn, chậm lành vết thương; đặc biệt với những vết thương lớn. Ngoài ra, nha đam (lô hội) còn ảnh hưởng đến người sắp làm phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết.
10.Tác hại của nha đam với làn da khi sử dụng không đúng cách
Nha đam với công dụng tuyệt vời trong làm đẹp được phái nữ yêu thích và tin dùng; nhưng dù tuyệt vời đến đâu thì chị em cũng không nên quá lạm dụng nhé.
Bởi các chất trong nha đam dễ bị kích ứng đối với những làn da nhạy cảm. Vì thế, chị em chỉ nên nên đắp mặt nha đam 2- 3 lần/tuần để tốt cho da.
Để không bị ảnh hưởng bởi những tác hại của nha đam, cần lưu ý
- Khi sơ chế nha đam để làm đẹp và làm món ăn, thức uống; bạn hãy chọn những lá to, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, gọt bỏ phần vỏ xanh, loại bỏ nhựa màu vàng; lấy phần thịt trắng ngâm qua với nước muối loãng pha vài giọt chanh để loại bỏ chất gây ngứa.
- Không nên uống quá nhiều nước ép nha đam một lúc; chỉ uống 200ml/ngày để hấp thụ hết dưỡng chất và không gây tác hại cho cơ thể.
- Trước khi sử dụng nha đam để dưỡng da, bạn nên thử độ thích ứng của da bằng cách bôi một ít lên vùng da nhỏ; sau khoảng 1- 2 tiếng nếu thấy không có dấu hiệu gì khác lạ thì mới tiếp tục dùng.
- Bên cạnh đó, nha đam còn có tính tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng; giúp tái tạo tế bào mới; nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám, sạm da. Vì vậy, bạn cần che chắn và bôi kem chống nắng cho da kỹ càng sau khi làm đẹp với nha đam.
Với những lợi ích cũng như tác hại của nha đam nêu trên; hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích để sử dụng nha đam chăm sóc sức khỏe và làm đẹp một cách an toàn và hiệu quả nhất!