Trong một cuộc hôn nhân, có rất nhiều điều xảy đến tuy nhỏ nhưng lại đủ sức khiến tình cảm sứt mẻ, khiến hôn nhân dễ đổ vỡ.

Đằng sau một cuộc hôn nhân thất bại, trách nhiệm của hai vợ chồng là như nhau. Ai cũng đóng một vai trò khiến cho cả hai không thể tiếp tục đồng hành cùng nhau được nữa. Vậy làm sao chúng ta biết được những sai lầm khiến hôn nhân của mình đang trên đà đổ vỡ?

Những sai lầm khiến hôn nhân dễ đổ vỡ

1. Giao tiếp kém

Hôn nhân không phải là chuyện của một người. Dù nam hay nữ, ai cũng muốn được yêu thương, không ai muốn “biến” mình thành ốc đảo. Hai người giao tiếp bằng tinh thần và sự quan tâm trong cuộc sống thì hôn nhân mới bền vững.

không thường xuyên giao tiếp giữa vợ chồng sẽ ảnh hưởng cực lớn đến mối quan hệ
Cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng vợ chồng lại mất đi động lực giao tiếp, tổ ấm lạnh như hầm băng, hôn nhân như thế cũng khó lòng giữ được.

Không giao tiếp, giao tiếp không tốt, không thường xuyên giao tiếp giữa vợ chồng sẽ ảnh hưởng cực lớn đến mối quan hệ. Thế nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn chưa coi nó là điều quan trọng cần được chú ý và nhắc đến. Đừng coi nhẹ chuyện giao tiếp trong hôn nhân nếu không muốn mối quan hệ rơi vào vòng bế tắc.

Một cuộc hôn nhân không có gì để nói cũng đủ để giết một người. Một cuộc hôn nhân có thể giao tiếp thoải mái với nhau có thể nhân đôi hạnh phúc.

2. Vai trò của vợ chồng không rõ ràng

Không ai ép buộc vợ hay chồng phải cố định vai trò của mình trong cuộc sống hôn nhân. Không ai bắt đàn ông phải ra ngoài đi làm và phụ nữ nhất thiết phải ở nhà nội trợ. Cái chính gây nên những mâu thuẫn là chúng ta lầm tưởng những điều đó; và mặc định vai trò cho người bạn đời của mình.

Một người chồng chẳng bao giờ chia sẻ việc nhà với vợ vì cho rằng mình chỉ cần quan tâm đến những việc lớn lao cũng có thể gây nên những sự bức xúc. Hai vợ chồng cần nói chuyện, phân tích về vai trò của mỗi người; và cần có sự thấu hiểu, sẻ chia. Đừng bao giờ vận hành cuộc sống trong im lặng và lầm tưởng về những vai trò của nhau trong hôn nhân.

Vai trò của vợ chồng không rõ ràng
Hôn nhân hạnh phúc khi vợ chồng cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

Đã là vợ chồng thì mọi việc đều là việc chung mà cả hai người cùng có trách nhiệm cùng giải quyết. Nếu cùng bàn bạc, trao đổi trước với nhau để có sự đồng thuận thì vẫn là phương thức tốt nhất. Rồi tùy theo khả năng mà có thể người chồng hoặc người vợ đảm nhận. Đó mới là sự phân công rành mạch, hợp lý.

3. Mong đợi đối phương đọc được suy nghĩ

Một sai lầm phổ biến trong hôn nhân là người ta cho rằng bạn đời của mình biết chính xác những gì mình đang nghĩ; và buộc phải thấu hiểu điều gì mình đang cần. Nhưng sự thật thì chẳng ai có thể đọc được suy nghĩ của người kia; cho dù cả hai có hòa hợp đến đâu.

Vậy nên, trong hôn nhân nếu bạn muốn điều gì đó, hãy nói ra thành lời. Bạn cần thứ gì thì hãy yêu cầu thực hiện. Cả hai vợ chồng tốt nhất nên giao tiếp với nhau, đừng bắt nửa kia phải tự hiểu, tự đoán những gì mà bạn đang muốn.

4. Không trân trọng đối phương khiến hôn nhân dễ đổ vỡ

Nhiều người chồng, người vợ coi thường chính bạn đời của mình. Họ không đặt bạn đời vào sự ưu tiên và không coi họ là một điều đặc biệt. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu và nhiều người mong đợi được thỏa mãn trong hôn nhân. Ai cũng độc lập nhưng họ vẫn muốn bản thân là một điều đặc biệt trong lòng bạn đời của mình.

Những sai lầm khiến hôn nhân dễ đổ vỡ
Trong muôn vàn mối quan hệ trong cuộc đời thì duyên vợ chồng chính là điều kì diệu và đặc biệt nhất trong cuộc đời. Cùng đi qua thăng trầm cùng nhau, cùng nếm trải những khoảnh khắc hạnh phúc cũng như vui buồn, cùng già đi với nhau. Người mình cần trân trọng nhất không ai khác chính là người bạn đời, (ảnh minh họa: internet).

Là vợ luôn mong nhận được lời cảm ơn, yêu thương từ chồng cho những sự hy sinh thầm lặng. Là chồng luôn mong nhận được lời khen ngợi, động viên từ vợ cho những cố gắng phấn đầu vì gia đình. Sự tôn trọng, trân trọng, ưu tiên là những điều nên có dành cho bạn đời của mình. Đừng bao giờ vì những tính toán và hành động sai lầm dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

5. Không có mục tiêu tài chính và nuôi dạy con cái

Lập kế hoạch tài chính là một phần của cuộc sống. Khi còn độc thân bạn có thể tiêu tiền bao nhiêu tùy thích; nhưng khi đã lập gia đình rồi thì mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của hai vợ chồng.

Vợ chồng bạn có muốn mua một ngôi nhà? Tiết kiệm để nuôi con cái hay dùng để dưỡng già? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường có chung mục tiêu và cùng cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Một cuộc hôn nhân thật khó bền chặt khi cả hai không đặt ra được mục tiêu tài chính; không lên kế hoạch cho tương lai của con cái.

Bởi sau khi kết hôn, mối quan tâm thì rất nhiều; nhưng chắc chắn con cái phải được đặt lên hàng đầu. Nếu điều này bị coi nhẹ, hai bên dễ dàng dẫn đến cãi vã, khiến hôn nhân sứt mẻ và thậm chí tan vỡ, rất khó để cứu vãn.