Bệnh phàn nàn cũng giống như người nghiện hút thuốc, nó có thể khiến chúng ta sảng khoái nhưng cũng có thể gây nghiện dù chẳng đem lại lợi ích gì.

Bộ não của con người hoạt động, làm việc rất hiệu quả. Khi chúng ta thực hiện một hành động lặp đi lặp lại, các tế bào thần kinh có xu hướng kết nối thành các kênh giúp thông tin truyền đi dễ dàng hơn, dễ đến mức phàn nàn trở thành thói quen mà không hề nhận ra.

Dấu hiệu của bệnh phàn nàn

Khi phàn nàn trở thành thói quen thường ngày, thì não bộ sẽ chuẩn bị nền tảng vận hành để tạo điều kiện cho hoạt động phàn nàn diễn ra thường xuyên và hiệu quả hơn trong tương lai. Theo thời gian, tự nhiên chúng ta sẽ có những xu hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Dấu hiệu của bệnh phàn nàn
Phàn nàn liên tục sẽ khiến cho bạn ngày càng lún sâu vào thất bại. Khi giận dữ, bạn sẽ không làm chủ được bản thân và gây ra những hành động tiêu cực (ảnh chụp màn hình: khoinghiep.org.vn).

Một nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy thường xuyên phàn nàn có thể làm teo vùng não liên quan đến trí thông minh và khả năng giải quyết các vấn đề. Đây cũng là vùng não bị tổn thương ở bệnh nhân Alzheimer. Khi than phiền, phàn nàn cơ thể sẽ tiết ra hormone stress cortisol làm áp suất trong máu tăng lên, tạo điều kiện phát triển các bệnh như cholesterol cao; tiểu đường; vấn đề về tim mạch; béo phì….

Cũng nên chú ý rằng ngay cả khi bản thân không phàn nàn; nhưng việc đi chơi, giao lưu với những người hay phàn nàn cũng có thể bị ảnh hưởng đến chúng ta. Bộ não của con người cũng có cái hay; từ khả năng thông cảm có thể chuyển thành khả năng bắt chước cảm xúc của người khác. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta chỉ tham gia vào việc lắng nghe những lời phàn nàn của người khác; thì bản thân cũng trở nên tiêu cực.

Chữa bằng cách nào?

Cách đầu tiên là rèn luyện tư duy, suy nghĩ tích cực. Bất cứ khi nào sắp phàn nàn, hãy gắng thay đổi nó thành ‘cảm ơn’ những điều tốt đẹp đang đến với bản thân. Khi biết ơn, hormone stress cortisol sẽ giảm xuống, năng lượng sẽ tích cực hơn. Nếu cách suy nghĩ tích cực này được lặp đi lặp lại; cách sống của chúng ta sẽ trở nên tích cực hơn.

Dấu hiệu của bệnh phàn nàn và cách chữa
Phàn nàn cũng là một biểu hiện của việc tập trung vào vấn đề. Thay vào đó, người thành công thường tập trung tìm ra giải pháp (ảnh chụp màn hình: kicosmetics.vn).


Cách thứ hai và là cách mà thường được dùng nhiều nhất trong công việc mỗi ngày; đó là khuyến khích mọi người phàn nàn mà có giải pháp; nghĩa là chúng ta có thể phàn nàn khi có vấn đề gì xảy ra; nhưng đừng phàn nàn quá nhiều, lãng phí thời gian một cách vô ích. Hãy nên phàn nàn với mục đích đưa ra giải pháp để vấn đề đang phàn nàn sẽ biến mất hoặc trở nên tốt hơn.

Nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ các phương pháp khác nhau sẽ có các kết quả khác nhau. Khi gặp khó khăn, có thể thử nhiều phương pháp, nhưng đừng phàn nàn.

Có thể bạn quan tâm: