Một số loại rau, củ mọc mầm đem lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều loại rau, củ mọc mầm lại vô cùng độc hại, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội); một số loại củ quả mầm có giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí gấp đôi so với những loại rau thông thường khác. Nhưng có một số cây khi mọc mầm sẽ tạo ra những độc tố gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, người dùng nên cẩn thận khi ăn những cây đã mọc mầm; nếu không sẽ gây hại rất lớn.

Hầu hết người dùng không nhớ được những loại rau, củ, quả mọc mầm nào ăn được và loại nào không ăn được nên theo quan điểm của họ là sẽ ăn được hết; còn số khác thì ngược lại là tránh tất cả các loại thực phẩm rau, củ quả đã mọc mầm.

Dưới đây là 5 loại rau, củ khi mọc mầm sẽ bị mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu, giảm vị tươi ngon; thậm chí có thể sinh ra độc tố gây hại đến sức khỏe.

5 loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm

1. Hạt đậu phộng mọc mầm

Thực phẩm đầu tiên cần tránh là đậu phộng đã nảy mầm. Nếu bị bắt gặp, hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi nhà bếp của bạn; vì nó đã trở thành thực phẩm gây ra nhiều bệnh ung thư.

Hạt đậu phộng mọc mầm
Có thể ăn khi đậu phộng mới nhú mầm, không nên để mầm quá dài, vì lúc này hương vị thơm ngon của hạt mầm đã giảm nhiều (ảnh chụp màn hình: nld.com.vn).

Đậu phộng không chỉ bị mốc mà nó còn có thể tạo ra một lượng lớn độc tố aflatoxin; chất này được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách là chất gây ung thư. Một khi ăn vào sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư nghiêm trọng.

2. Củ khoai tây mọc mầm

Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong khoai tây có chưa chất solanin; khoai tây thông thường có hàm lượng solanin thấp và sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng khi đã nảy mầm; chất solanin sẽ tăng lên một lượng lớn và thành một chất độc gây hại cho con người; mà dù đun nóng cũng không thể loại bỏ được.

Người dùng cũng nên chú ý đến những củ khoai tây có màu xanh, giống như khoai tây mọc mầm; thực tế là tín hiệu tăng solanin trong loại củ này.

Chất solanin có trong khoai tây phân bố chủ yếu trên biểu bì xanh; nếu còn ít biểu bì xanh, sau khi loại bỏ bề mặt có thể ăn được solanin. Tuy nhiên, nếu ăn 200mg solanin (tầm 50gram khoai tây xanh hoặc đã mọc mầm) thì có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Củ khoai tây mọc mầm
Ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc (ảnh chụp màn hình: cafef.vn).

Nếu không thể đánh giá được độ nảy mầm hay độ xanh của khoai tây; thì nên vứt bỏ chúng ngay lập tức không cần phải suy nghĩ, đắn đo.

Khoai tây tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ thấp (chừng 4 độ C); tránh tiếp xúc với ánh sáng, ví như ngăn đá tủ lạnh.

Cũng có thể để một lượng nhỏ khoai tây cùng với táo và chuối; khí ethylene do táo và chuối thoát ra có thể ức chế tỷ lệ nảy mầm của khoai tây rất hiệu quả.

3. Hành, gừng, tỏi mọc mầm

Hành, gừng, tỏi là những loại gia vị có trong góc bếp của mỗi gia đình được sử dụng hằng ngày để chế biến thức ăn.Tuy nhiên; đôi khi sơ ý để quên trong góc bếp lại khiến chúng mọc mầm.

Đối với những loại gia vị này, khi bị mọc mầm sẽ không gây độc hại và không ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng và mùi vị của chúng sẽ bị giảm hơn rất nhiều. Đây là do các chồi mới mọc đã hấp thụ chất dinh dưỡng ban đầu của chúng, khiến chúng bị teo lại và mùi vị trở nên kém đi nhiều hơn.

Mặc dù vậy; chắc hẳn bạn cũng biết rằng mầm hành, tỏi có thể đem lại giá trị dinh dưỡng đáng ngạc nhiên và hương vị thơm ngon. Thế nên, nếu hành, tỏi khi đã mọc mầm; thì có thể chọn cách gieo cho mầm để phát triển lên rồi ăn mầm thay cho ăn củ.

Hành, gừng, tỏi mọc mầm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô… khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố (ảnh chụp màn hình: thanhnien.vn).

Để bảo quản hiệu quả các loại gia vị này; thì có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và cất vào tủ lạnh. Cũng nên chú ý, đừng bao giờ ăn gừng thối, bởi nó sẽ sinh ra một lượng lớn chất độc safrole; có thể gây nên thoái hóa, hoại tử tế bào và gây ra bệnh ung thư gan, ung thư thực quản. Với hành tỏi có thể bỏ vào túi lưới và để ở nơi thoáng mát.

4. Bắp cải, hạt cải nhỏ, củ cải, củ cà rốt mọc mầm

Những loại rau củ này khi mọc mầm sẽ không gây ra chất độc hại, tuy nhiên cũng giống như hành và tỏi, là mùi vị và giá trị dinh dưỡng sẽ giảm hơn.

Khi nhìn thấy những rễ bắp cải và ngọn của củ cải hay củ cà rốt mọc mầm lên rất đẹp; nhiều người lại muốn trồng vào chậu. Chỉ cần những loại rau củ này gặp được điều kiện thích hợp; chúng sẽ dễ dàng nảy mầm hơn. Nếu không dành để ăn hay sợ bị lãng phí; thì nên biến chúng trở thành những chậu cây xanh nhỏ đẹp, bắt mắt.

5. Củ khoai lang, khoai môn, sắn và nhiều loại khoai khác

Hầu hết các loại khoai; ngoại trừ khoai tây, thì quá trình nảy mầm của chúng không tạo nên thành phần gây hại nào. Nhưng việc mọc mầm của gừng và tỏi; trong quá trình này chất dinh dưỡng và nước của chúng sẽ giảm đi một lượng lớn, mùi vị cũng kém hơn nhiều.

5 loại rau củ khi mọc mầm sinh ra độc tố, gây hại cho sức khỏe
Để tránh bị ngộ độc tuyệt đối không nên ăn mầm khoai môn và nếu có mầm thì nên khoét bỏ cả phần xung quanh mầm để tránh bị ngộ độc (ảnh chụp màn hình: vienthiacanh.vn).

Trước khi ăn cần kiểm tra kỹ; khoai lang khi mọc mầm dễ bị nấm mốc sinh ra các độc tố như saponone và saponol; nếu vỏ của nó có màu nâu, đốm đen hay có dấu hiệu bị mốc thì nên bỏ đi.

Có thể sử dụng giấy khô để ngăn cách các ngăn nhỏ trong thùng; sau đó bỏ khoai lang vào các ngăn đó trong thùng. Khoai môn và khoai mỡ thích hợp để ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Cần cẩn trọng hơn khi sử dụng rau củ mọc mầm. Vì chúng có nguy cơ trở thành thực phẩm chứa độc tố và gây hại cho sức khỏe của con người.