Mộc nhĩ đen, còn gọi là nấm mèo, là một loại nấm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y học cổ truyền. Với kết cấu giòn, giàu giá trị dinh dưỡng và đặc tính chữa bệnh, mộc nhĩ đen được ví như “thịt của rau củ”. Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ đen.
- Lợi ích sức khỏe bất ngờ của ca hát!
- 7 lợi ích của quả lựu đối với sức khỏe, giúp phòng tránh virus cúm hiệu quả
Từ việc phòng ngừa thiếu máu và điều trị táo bón đến kiểm soát các vấn đề tim mạch; mộc nhĩ đen là một thực phẩm đơn giản với các đặc tính trị liệu hiệu quả. Từ lâu, mộc nhĩ đen đã được biết đến rộng rãi với tiềm năng tăng cường sức khỏe mạch máu; và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như kiểm soát một số bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh những lợi ích đã được công nhận, loại nấm quý giá này còn được công nhận về khả năng hỗ trợ giảm sẹo lồi – một tình trạng da liễu dai dẳng và khó điều trị.
Xem nhanh
5 lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen, còn được biết đến với các tên gọi như nấm mèo hoặc nấm tai mèo; là thể quả của một loại nấm thuộc họ Auriculariaceae. Đây là một loại nấm hoại sinh phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt; thường mọc tự nhiên trên các thân cây gỗ lá rộng mục nát.
Là một trong những loại nấm ăn được phổ biến nhất; mộc nhĩ đen đã được trồng từ thời cổ đại, với lịch sử kéo dài hơn một nghìn năm. Loại nấm này giữ vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn uống truyền thống của Trung Quốc; và đôi khi được mệnh danh là “thịt của rau củ” do kết cấu phong phú và giá trị dinh dưỡng dồi dào.
1. Hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu và suy nhược
Mộc nhĩ đen rất giàu sắt, protein, canxi và các vi chất thiết yếu; đặc biệt phù hợp với những người bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc suy nhược sau bệnh mạn tính. Trong Trung y, loại nấm này thường được sử dụng để bổ huyết; hỗ trợ người bị thiếu máu, tê bì tay chân, đau lưng, yếu chân. Nhờ đặc tính dưỡng huyết và làm ấm tỳ vị, mộc nhĩ đen còn giúp cải thiện thể trạng tổng thể; đặc biệt hữu ích cho người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, hoặc người đang phục hồi sau ốm.
2. Kích thích lưu thông máu và điều hòa chảy máu
Mộc nhĩ đen mang đặc tính vừa hoạt huyết (lưu thông máu) vừa chỉ huyết (cầm máu). Nhờ đó, nó được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn; như: kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, trĩ chảy máu, tiểu ra máu, chấn thương xuất huyết và xuất huyết đáy mắt.
Trong Trung y, tình trạng chảy máu kéo dài thường có liên quan đến huyết ứ – máu bị ứ đọng do tuần hoàn kém; đặc biệt sau sinh hoặc sau sảy thai. Khi đó, mộc nhĩ có thể được kết hợp với các bài thuốc như Sinh hóa thang (Shenghua Tang) để hoạt huyết; hỗ trợ tử cung co hồi, giúp loại bỏ máu ứ còn sót lại và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.
3. Bảo vệ tim mạch
Loại nấm này còn được cho là giúp ngăn ngừa huyết khối, giảm nguy cơ tăng huyết áp; xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch nhờ khả năng hoạt động như một chất chống đông máu tự nhiên.
4. Thanh lọc đường tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột
Kết cấu keo mềm đặc trưng của mộc nhĩ đen giúp nó liên kết và cuốn theo các tạp chất, bụi bẩn trong ruột; hỗ trợ loại bỏ chất độc và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Với đặc tính làm ẩm tự nhiên, mộc nhĩ cũng giúp giảm táo bón.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy polysaccharides trong mộc nhĩ có thể tăng cường sự đa dạng hệ vi sinh đường ruột; tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển và thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa toàn diện.

5. Dưỡng ẩm, dưỡng thể và hỗ trợ hô hấp
Theo Trung y, mộc nhĩ có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh Tỳ và Đại tràng; giúp nuôi dưỡng âm huyết, làm dịu khô táo bên trong cơ thể. Nhờ đó, nó được dùng để hỗ trợ sức khỏe của phổi và hệ tiêu hóa; đặc biệt trong các trường hợp thể trạng suy yếu, người thường bị khô miệng, táo bón, khô họng hoặc ho do phế âm hư.
Lưu ý khi dùng mộc nhĩ đen
Tránh dùng khi tiêu chảy
Mộc nhĩ đen có đặc tính làm ẩm giúp thúc đẩy nhu động ruột. Do đó, không nên dùng cho những người thường xuyên bị tiêu chảy hoặc phân lỏng vì nó có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Tránh dùng mộc nhĩ đen tươi
Mộc nhĩ đen chứa các hợp chất tự nhiên có thể gây ra tình trạng viêm da nhạy cảm với ánh sáng. Để phòng ngừa, không nên ăn sống hoặc ở dạng tươi. Luôn đảm bảo rằng nấm đã được phơi khô đúng cách và nấu chín kỹ trước khi ăn.