“Phu vi thê cương” – Chồng là đạo của vợ – Không chỉ là một câu nói mang tính khuôn mẫu của Nho giáo; mà là một phần cốt lõi trong nền nếp gia phong Việt Nam xưa.
- Đạo vợ chồng: Tình sâu nghĩa nặng trọn một đời
- Gia giáo nghiêm minh – Gốc rễ hình thành nhân cách sống
- Làm mẹ có con tự kỷ – Hành trình yêu thương và tu dưỡng
Trong xã hội truyền thống; đó là mối quan hệ gắn bó giữa đạo làm chồng và đức làm vợ; dựa trên yêu thương, kính trọng và bổn phận. Câu nói ấy tương quan chặt chẽ với học thuyết Tam tòng Tứ đức – Tạo nên nền móng đạo lý cho người phụ nữ Việt bao đời.
Xem nhanh
Phu vi thê cương là gì?
“Phu vi thê cương” (夫為妻綱) nghĩa đen là “chồng là cương thường của vợ”. Đây là một trong ba mối quan hệ trụ cột trong Tam cương: Quân thần – Phụ tử – Phu thê. Trong đó; người chồng giữ vai trò làm chủ gia đình; là người dẫn dắt; bảo hộ; dạy dỗ vợ và con cái.
Tuy nhiên, trong truyền thống Việt; ý niệm này không đơn thuần là sự áp đặt hay cưỡng chế. Người chồng không phải “chúa tể” của vợ, mà là “tấm gương đạo đức”; là người gánh vác việc lớn; bảo vệ và che chở gia đình. Còn người vợ, trong vị trí của mình; sẽ theo chồng bằng sự nể trọng, tận tụy và đồng long
Gắn liền với Tam tòng Tứ đức
Tư tưởng “phu vi thê cương” không thể tách rời với hệ thống đạo lý Tam tòng Tứ đức; vốn là khuôn vàng thước ngọc cho phụ nữ xưa:
• Tam tòng: Tại gia tòng phụ; xuất giá tòng phu; phu tử tòng tử (ở nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng mất theo con).
• Tứ đức: Phụ đức (đức hạnh); Phụ dung (dung mạo); Phụ ngôn (lời nói); Phụ công (việc nhà).
Phụ nữ xưa – Thường kết hôn từ sớm,;ở độ tuổi 14-15 – Bước vào đời sống gia đình với rất nhiều bỡ ngỡ. Chồng là người bạn đời; cũng là người thầy dìu dắt; là nơi họ gửi gắm cuộc sống mới. Bởi vậy; theo chồng là theo đạo, là học cách vun vén nếp nhà.
Chồng là đạo – Vợ là nghĩa

Ở nông thôn Việt Nam xưa; người chồng là trụ cột, gánh vác việc đồng áng; là người định đoạt các công việc lớn trong nhà. Nhưng đằng sau ông là người vợ – Âm thầm; chịu khó; giữ gìn gia đạo bằng đôi tay tảo tần và trái tim nhẫn nại. Gia đình là một “đơn vị đạo đức” mà mỗi người có một vị trí riêng; không lấn át; không tranh giành; mà là hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau.
Người vợ biết giữ lễ; biết ăn nói khôn khéo; cư xử mềm mỏng. Người chồng thì sống có trách nhiệm, là tấm gương cho vợ con. Sự “cương” của chồng và sự “thuận” của vợ không phải đối đầu; mà là hai mặt bổ sung để dựng xây hạnh phúc.
Phẩm hạnh phụ nữ xưa đáng trân trọng
Trong bối cảnh xã hội truyền thống; người phụ nữ không có nhiều điều kiện học tập. Nhưng họ lại rèn luyện phẩm chất qua công việc thường nhật; qua sự khéo léo trong cách ăn nói; ứng xử và qua sự thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng.
Một người vợ tốt là người “giữ lửa” trong gia đình: biết chăm sóc chồng con; hiếu thuận với cha mẹ hai bên; tiết kiệm, cần cù và chu đáo. Họ học mẹ, học bà, học từ những người phụ nữ đi trước – không bằng sách vở, mà bằng nếp sống, bằng gương sáng.

Giá trị truyền thống còn nguyên vẹn
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội hiện đại; nhiều người cho rằng thuyết “phu vi thê cương” hay Tam tòng Tứ đức đã lỗi thời. Nhưng nếu hiểu đúng bản chất; ta sẽ thấy đây là hệ thống đạo lý mang tính nhân văn, hướng đến sự hài hòa trong quan hệ gia đình và xã hội.
Người phụ nữ hiện đại có thể học cao, làm chủ kinh tế; nhưng nếu giữ được nét dịu dàng, khéo léo, biết kính trên nhường dưới – Thì vẫn là mẫu phụ nữ đáng quý. Không ai bắt buộc phải “theo chồng”; nhưng nếu người chồng sống tử tế, sống có đạo – Thì theo chồng là theo điều đúng, theo điều thiện.
Phu vi thê cương – Đạo lý chưa bao giờ cũ
“Phu vi thê cương” không phải là gông cùm áp đặt; mà là lời nhắn nhủ về vai trò và bổn phận trong đời sống hôn nhân. Khi người chồng sống có đạo, người vợ thuận theo bằng tình nghĩa – Thì mái nhà Việt sẽ mãi vững bền, dù đời có đổi thay. Đó là đạo lý ngàn đời, là di sản tinh thần của cha ông cần được gìn giữ và tiếp nối trong thời đại hôm nay.