Gia giáo nghiêm minh trong ký ức của nhiều người Việt, là hình ảnh người cha nghiêm khắc, người mẹ dịu dàng, dạy con từ thuở bé bằng tình yêu thương, khuôn phép – nền tảng tạo nên nhân cách và văn hóa dân tộc.

Nét đẹp của gia giáo nghiêm minh – Nơi bắt đầu của đạo làm người

Từ thuở còn nằm nôi; trẻ thơ đã được dạy cách chào ông bà; biết thưa gửi đúng vai vế; biết “dạ” khi nghe gọi; biết “thưa” khi đáp lời. Những phép tắc tuy nhỏ nhưng chính là hạt mầm gieo xuống tâm hồn trẻ, để sau này trổ thành nhân cách vững vàng. Người Việt xưa luôn coi trọng việc rèn lễ nghĩa cho con từ sớm; bởi họ hiểu: một đứa trẻ biết cúi đầu chào người lớn; biết mời cơm; biết múc nước mời ông bà cha mẹ… là biểu hiện đầu tiên của lòng hiếu thuận và đạo làm người.

Gia giáo nghiêm minh – Gốc rễ hình thành nhân cách sống
Nét đẹp của gia giáo nghiêm minh – Nơi bắt đầu của đạo làm người ( Ảnh internet ).

Khi bữa cơm chiều vang lên tiếng “Con mời ông bà xơi cơm; con mời bố mẹ ăn cơm ạ”; khi bữa ăn kết thúc bằng việc con lễ phép mời nước, đưa tăm cho người lớn, đó không chỉ là thói quen – Đó là nếp nhà. Gia giáo được hun đúc từ những điều rất đỗi đời thường; nhưng cũng chính vì thế mà bền chặt và ăn sâu vào máu thịt con người.

Ký ức một thời – Nơi gia giáo hiện diện trong từng hơi thở

Ở những vùng quê Bắc Bộ xưa; trẻ em không cần ai nhắc cũng biết khoanh tay chào người lớ; biết nhường ghế cho ông bà, biết rửa chân tay sạch sẽ trước bữa ăn. Bố Mẹ không dùng đòn roi mà dạy bằng ánh mắt; bằng tiếng thở dài; bằng những câu chuyện kể trong đêm rằm. Mẹ tôi ngày ấy hay ru tôi bằng câu hát:

“Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Cha tôi không nói nhiều; nhưng ông luôn làm gương. Mỗi lần có khách đến chơi; Ông chỉnh lại vạt áo; khoan thai ra đón, rồi nhắc khẽ: “Con chào bác đi đã”. Tôi nghe, làm theo; không phải vì sợ; mà vì lòng kính trọng được dạy từ nhỏ đã trở thành một phần máu thịt.

Dạy con hôm nay – Liệu có còn giữ được nếp xưa?

Cuộc sống hiện đại với guồng quay hối hả khiến không ít gia đình lơi lỏng việc dạy con lễ nghi,;nề nếp. Trẻ em ngày nay thông minh,;nhanh nhẹn; thành thạo công nghệ;nhưng lại dễ thiếu hụt kỹ năng ứng xử; thiếu sự lễ phép với người lớn; thiếu lòng trắc ẩn và cả sự nhường nhịn thường thấy nơi thế hệ trước.

Gia giáo nghiêm minh – Gốc rễ hình thành nhân cách sống
Dạy con từ thuở còn thơ: Cội nguồn làm người từ nếp nhà xưa ( Ảnh internet ).

Không ít bậc cha mẹ vì mải mưu sinh hoặc quá nuông chiều con cái; đã để con lớn lên trong sự tự do thiếu kiểm soát. Những câu như “con chào ông bà đi”, “con mời bố mẹ xơi cơm”, “ăn xong rửa tay nhé con”… dần vắng bóng trong đời sống hằng ngày. Mà khi những điều giản dị ấy biến mấ;, cũng là lúc gia giáo – Vốn là nền tảng đạo đức của một gia đình – Bị lung lay.

Gia giáo nghiêm minh – Di sản cần được gìn giữ và phục hồi

Người xưa có câu: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Mỗi gia đình có nề nếp; xã hội mới vững vàng.Gia giáo không phải là sự hà khắc; không phải là khuôn khổ cứng nhắc; mà là tình yêu thương có kỷ cương; là sự uốn nắn đúng lúc; là cái nền vững chắc để trẻ thơ trưởng thành làm người có ích.

Dạy con từ sớm không chỉ là dạy kỹ năng sống; mà còn là truyền cho con lòng biết ơn; sự kính trọng và lối sống nhân hậu. Một đứa trẻ được dạy biết lễ phép từ nhỏ sẽ lớn lên trở thành người biết sống vì người khác,;biết giữ gìn mối quan hệ gia đình và xã hội.