Những con mực bơi gần bờ bị sóng đánh dạt vào bãi cát và được người dân ném trở lại biển khơi.
- Video: Giăng câu dính con cá lóc ‘khủng long’
- Video: Tay không tóm cua ‘khủng’ dưới bùn
- Video: Hà mã dỗi, không ăn đồ ăn của người mất lịch sự
Xem nhanh
Video ghi nhận sự việc
Góc bình luận: “Ở đây chắc họ không thích ăn mực!”
Ngay sau khi đoạn video đăng tải lên báo Vnexpress, nhiều độc giả đã để lại bình luận thể hiện sự thích thú của mình:
– Ở đây chắc họ không thích ăn mực! Ở nơi khác có thể với con người lại là “lộc trời cho”
– Ôi mẹ ơi, chỉ cần 1 chén wasabi nước tương kế bên thì nữa thì tuyệt vời!
– Mực này có khả năng có độc không ăn được, hoặc dân họ không biết ăn mực, ở ta giá mực tươi trên 200k là ít.
– Tôi cũng thả về chứ chân ngày nào cũng sưng vì gout.
– Đúng là mực mà, tưởng mực bằng nhựa chứ.
– Người ăn không hết người lần không ra.
Khám phá thú vị về loài mực
Cách những con mực mềm yếu ớt này sinh tồn như thế nào?
Mực là loài thân mềm có kích thước khổng lồ từ 14m đến mực lùn chỉ dài 2,5cm. Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, sống rải rác ở khắp các đại dương. Chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài cá như cá voi, cá heo, cá mập, cá biển và các loài mực khác. Có thể nói mực là loài động vật thân mềm yếu ớt; vậy làm sao chúng có thể tồn tại được trong thế giới tự nhiên?
Mực thường được tìm thấy ở các cửa sông, biển sâu và vùng biển xa bờ. Ở những vùng nước lớn, việc thiếu nơi trú ẩn khiến chúng dễ bị tấn công. Vì vậy cơ chế phòng vệ đầu tiên để phát hiện nguy hiểm là đôi mắt to và sáng. Mực khổng lồ có đôi mắt to bằng chiếc đĩa, đây là đôi mắt lớn nhất trong giới động vật.
Tuy nhiên, trong vùng nước đục hoặc vào ban đêm, mực dựa vào một cảm biến thứ hai; được tạo thành từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ chạy dọc cơ thể được gắn với các tế bào thần kinh. Khi bơi, các động vật tạo ra sóng; mà các tế bào sợi cảm nhận được và gửi thông tin đến não. Nhờ đó, mực có thể cảm nhận được những kẻ săn mồi ngay cả trong vùng nước tối. Tiên liệu được nguy hiểm, mực có thể lẩn trốn kẻ thù.
Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của loài mực là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù của nó
Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là tế bào sắc tố; da chứa các sắc tố đen, nâu, đỏ và vàng. Các tế bào sắc tố phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực đổi màu theo môi trường và ẩn đi.
Tuy nhiên, một số loài săn mồi như cá voi và cá heo không bị đánh lừa. Chúng sử dụng sóng âm thanh để hình dung con mực đang ngụy trang. Để không bị lộ, mực còn hai chiêu nữa.
Kỹ thuật đầu tiên là phun mực gồm chất nhờn và hắc tố có màu sẫm. Tia mực này sẽ tạo ra một đám mây mù lớn có thể cản tầm nhìn của kẻ thù; hoặc tạo ra một cái bóng để đánh lạc hướng kẻ săn mồi.
Chiêu thứ hai khi mực bị dồn vào đường cùng thì chúng dựa vào phản lực để phóng ra xa kẻ thù, đạt tốc độ lên tới 40km/h và di chuyển hàng mét trong vài giây. Do đó, chúng trở thành động vật thân mềm chạy nhanh nhất trên Trái đất.
Một số loài mực đã phát triển một số cách thích nghi mới khá độc đáo. Mực quỷ sống ở biển sâu, khi bị khiêu khích; chúng sẽ dùng các xúc tu của mực để tạo hang và ẩn náu sau đó. Hay một số loài mực sử dụng xúc tu để đào và vùi mình trong cát để trốn những kẻ săn mồi. Mực ở Thái Bình Dương sử dụng phương pháp bắn mình lên khỏi mặt nước để tránh kẻ thù.
Khả năng thích nghi tuyệt vời là nghệ thuật sinh tồn dưới đáy biển sâu; cho phép những con mực sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong 500 triệu năm qua.