Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp người bị sốt xuất huyết nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết cũng giống như các bệnh do virus thông thường; nhưng biểu hiện của bệnh hơi đặc biệt một chút.

Đầu tiên, người bệnh có thể đau đầu, đau hốc mắt, đau mình mẩy; tiếp đến là sốt (có chủng sốt cao, có chủng sốt nhẹ); da đỏ kiểu xung huyết, đau bụng, có nốt phát ban, chảy máu cam, đi ngoài phân đen (do giảm tiểu cầu); chán ăn, mệt mỏi (do tăng men gan)…

Sốt xuất huyết là bệnh diễn tiến rất khó lường; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe; giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng.

Những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên ăn để tăng sức đề kháng, mau hồi phục

1. Cháo

Người bị sốt xuất huyết thường được khuyên ăn những loại thức ăn lỏng như cháo hay súp; kết hợp cùng với bí ngô khi chế biến để cung cấp thêm vitamin A; hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung chất đạm cho người bệnh; từ đó giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Những thực phẩm mà người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn
Những thực phẩm dạng lỏng dễ dàng cho người bệnh khi ăn vì thấy dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cháo hay súp còn giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng hơn.

2. Thực phẩm giàu Protein

Nên đưa vào thực đơn của bệnh nhân sốt xuất huyết các loại thực phẩm giàu chất đạm, như: trứng, sữa và chế phẩm từ sữa…; Ngoài ra, thịt gà và cá cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bệnh nhân.

3. Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, nước ép bưởi, nước dừa; vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng; giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

4. Rau xanh

Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bởi rau xanh chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… Người bị sốt xuất huyết có thể bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày; một số loại rau được khuyến nghị nên sử dụng như: Bông cải xanh (súp lơ xanh), rau bina.

rau xanh
Súp lơ xanh và rau bina rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết

Bông cải xanh: hay còn gọi là súp lơ xanh rất giàu vitamin K có ích trong việc giúp cơ thể tái tạo tiểu cầu. Với người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng giảm tiểu cầu. Vì vậy, việc bổ sung thêm súp lơ xanh rất có ích trong hỗ trợ hồi phục bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Rau bina: hay còn gọi là cải bó xôi; đây là loại rau dễ ăn, chứa nhiều axit béo, omega 3 và sắt giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Bên cạnh đó việc bổ sung thêm cải bó xôi cũng giúp là tăng lượng tiểu cầu hiệu quả.

5. Trái cây tươi rất tốt cho người bị sốt xuất huyết

Trái cây tươi là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người bệnh sốt xuất huyết; đặc biệt những loại trái cây giàu vitamin C, như:

Đu đủ: Trái đu đủ là loại trái cây dễ ăn, dễ chế biến như làm sinh tố, hầm canh… không chỉ giúp tăng tiểu cầu, đu đủ còn giúp loại bỏ ký sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cam: Đây là loại trái cây cung cấp vitamin C dồi dào. Chỉ cần một cốc nước ép cam, cơ thể đã được đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước cam cũng được coi là một trong những nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất; có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe.

Trái cây tươi rất tốt cho người bị sốt xuất huyết
Trái cây tươi giàu vitamin C đặc biệt tốt và cần thiết cho sự hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết

Lựu: Dinh dưỡng từ quả lựu có thể giúp điều trị các yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh; bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, stress oxy hóa, tăng đường huyết; và các dấu hiệu viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.

Đồng thời trong thành phần của quả lựu cũng chứa một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa; giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và nâng cao lượng tiểu cầu trong máu. Lựu đặc biệt tốt cho máu do hàm lượng sắt cao và cũng hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu trong máu bình thường, cần thiết để phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Bưởi: Giống như các loại trái cây có múi khác, bưởi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh; bảo vệ tế bào khỏi những vi khuẩn và virus có hại.

Thực phẩm khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên tránh 

Một số thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu: như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… được khuyến cáo không nên ăn; vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa; nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi nôn; hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không; điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.

Thực phẩm khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên tránh 
Người bị sốt xuất huyết nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng (ảnh chụp màn hình istockphoto).

Đồ ăn dầu mỡ: Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể; và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu; và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Đồ cay nóng: Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết. Ăn đồ cay nóng sẽ làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.

Nước ngọt, nước có ga, đố uống chứa caffeine: Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.