Hình ảnh chú mèo lười biếng nằm trên nền nhà và dùng một chân trước đưa võng cho em bé giúp chủ với vẻ mặt miễn cưỡng khiến người xem thích thú.

Theo đó, chú mèo nằm thẫn thờ trên nền nhà nhưng tay vẫn không quên đung đưa võng cho em bé. Nhiều người để lại bình luận thú vị sau khi xem video. “Chú mèo thông minh đấy, nó để cái tay vào đó thôi chứ võng tự đung đưa rồi”.
Mời quý độc giả xem video mèo cưng giúp chủ đưa võng cho em bé:

Bình luận của người xem về video mèo cưng giúp chủ đưa võng cho em bé

– Haha dù rất lười nhưng vẫn không quên nhiệm vụ. Vừa nằm vừa làm việc bảo sao thân tròn ủm như vậy.
– Này, tôi mỏi rồi nhá !
– Mèo said: Làm vì miếng cơm, con cá chứ đam mê gì tầm này nữa chứ.

Trẻ nhỏ và thú cưng dường như có một mối liên hệ đặc biệt nào đó mà chúng ta chưa khám phá hết. Chúng có thể hình thành tình bạn, vui chơi cùng nhau. Qua những người bạn thú cưng, các bé cũng có thêm nhiều bài học cuộc sống. Còn đối với trẻ sơ sinh, thú cưng cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Ví dụ như cảnh chú mèo đưa võng cho em bé. Chú mèo nghiễm nhiên trở thành “bảo mẫu” đáng yêu và rất được việc nữa.

Khám phá: Nuôi thú cưng trong nhà có lợi ích gì với trẻ nhỏ?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học; có tới 31% trẻ em khỏe mạnh hơn khi gia đình có nuôi thú cưng. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có nuôi nhiều thú cưng thậm chí còn tốt hơn. Trẻ em có sức đề kháng tốt hơn nhiều so với trẻ em trong gia đình không nuôi bất cứ loài thú cưng nào.

Theo kết quả nghiên cứu này, nuôi một con vật cưng trong gia đình là một điều rất có lợi.

Video: Mèo cưng lười biếng khi giúp chủ đưa võng cho em bé
Những con vật cưng dễ nuôi trong nhà như chó, mèo, lợn, thỏ… không chỉ để vui đùa cùng trẻ mà còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch ở bé (ảnh: Pixabay).

Để chứng minh nghiên cứu của mình. Các nhà khoa học Phần Lan đã đưa ra những con số và từ đó chứng minh rằng; tỷ lệ mắc bệnh viêm tai, ho, sổ mũi của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có nuôi thú cưng; thấp hơn so với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình không nuôi thú cưng.

Các nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình không có vật nuôi; thường cần nhiều thuốc kháng sinh hơn để hỗ trợ. Và ngược lại, những đứa trẻ trong gia đình có nuôi thú cưng thì ít sử dụng và hầu như không có.

Có thể bạn quan tâm: