Trong 2000 năm qua cho đến nay, những lời tiên tri của Gia Cát Lượng vẫn là một bí ẩn chưa thể giải mã hết. Trong đó, có lời tiên tri dự đoán về vận mệnh của Trung Quốc từ nghìn năm trước.

Theo sử sách, Gia Cát Lượng là người ở vùng đất Dương Đô (thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông), huyện Lang Nha dưới thời Thục Hán. Sinh vào mùa thu của năm Tân Dậu (181).

Lá số của ông là một trong 1.000 lá số của người có ảnh hưởng lớn nhất thời cổ kim và nó được in trong cuốn “Tử vi đẩu số toàn thư Trung Quốc”. Theo như lý giải của tử vi, Gia Cát Lượng là một bậc “tuyệt thế kỳ tài, thiên hạ vô song”.

Gia Cát Lượng rất hiếu học và đọc nhiều loại sách vở. Ông cũng nghiên cứu khá nhiều Kinh Dịch, rồi kết hợp với Chu Dịch của Chu Văn Vương Cơ Xương thời nhà Chu tạo nên bộ “Gia Cát thần toán sách” nói về bói toán, đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

1. Xuất thân của Gia Cát Lượng

Theo dkn.news, Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long. Ông là quân sư kiệt xuất của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê ở Dương Đô thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Xuất thân của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng tu Đạo từ nhỏ, giỏi kỳ môn độn giáp, tiên tri đoán mệnh, thực sự đã để lại nhiều dự ngôn kinh động hậu thế (ảnh chụp màn hình: dkn.news).

Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực quân sự và chính trị; Khổng Minh còn là học giả và nhà phát minh kỹ thuật lớn. Sáng tạo ra nhiều chiến thuật quân sự nổi tiếng.

Tương truyền rằng; chính Khổng Minh là người phát minh ra đèn trời và món ăn nổi tiếng màn thầu ở Trung Quốc.

Tài năng của ông không những dừng lại ở lĩnh vực này. Đối với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là một nhà tiên tri vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”; với biệt tài tiên đoán sự việc với độ chính xác cao.

2. Những lời tiên tri chuẩn xác của Gia Cát Lượng


Nhắc đến kỳ tài “liệu sự như thần” của Gia Cát Lượng; dân gian Trung Quốc vẫn truyền tụng một câu chuyện thú vị. Trước khi chết Gia Cát Lượng dặn dò con cháu rằng: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người”. “Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó sẽ có cách cứu mạng”.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Tư Mã Viêm được lên ngôi hoàng đế. Nghe tin có một vị tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng trong số các quan quân triều đình, Viêm nghĩ ra cách trừng trị kẻ này.

Những lời tiên tri chuẩn xác của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng nổi tiếng với tài tiên tri ngay cả khi đang còn sống (ảnh chụp màn hình: danviet.vn).


Một ngày nọ, Tư Mã Viêm tìm cớ xử tội chết một viên tướng của nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ của ngươi đã nói gì?”. Ông đã thật tâm truyền đạt lại đến vua toàn bộ những gì mà Gia Cát Lượng đã dặn dò. Nghe vậy, Viêm ra lệnh cho quân lính phá nhà và lấy giấy bọc ra coi. Bên trong chỉ là một phong thư dán kín; bên trên có viết: “Ngô hoàng nhị khai” (ý chỉ hoàng thượng mới mở ra xem).

Những binh sĩ dâng thư cho nhà vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Viêm làm theo ngay lập tức. Vừa đứng yên thì nghe một tiếng “rầm”; chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ tọa của vua làm bàn ghế vỡ tan tành. Viêm thấy thế vừa sợ vừa lạnh người; rồi sau đó đọc tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng người, ngươi hãy giữ lại mạng sống cho con cháu ta”.

Nhiều binh lính được cứu mạng sống qua lời tiên tri của Gia Cát Lượng

Sau khi đọc thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán của Gia Cát Lượng. Sau đó, bèn hạ lệnh phục chức cho vị tướng quân này. Theo Bách khoa toàn thư mở, Khổng Minh đột ngột lâm bệnh nặng khi đi Kỳ Sơn lần thứ 6.

Biết đời mình sắp hết, ông cho gọi tướng tài là Khương Duy đến truyền 24 thiên sách binh thư. Gia Cát Lượng cũng cẩn thận căn dặn những tướng quân phải cảnh giác cao độ; đề phòng quân Ngụy tấn công, Ngụy Diên trở mặt phản bội rồi bày kế đối phó.

Nhiều binh lính được cứu mạng sống qua lời tiên tri của Gia Cát Lượng
Hàng vạn binh linh được Gia Cát Lượng cứu mạng an toàn (ảnh chụp màn hình: hoangtronganhlinh.wordpress.com).


Quả thật, tất cả những lo lắng và dự đoán của ông trước khi chết đã trở thành sự thật. Ngụy Diên trở mặt mưu phản, nhưng vì nghe lời cố vấn quân sự, Mã Đại đã chém Diên chết. Lại nữa, khi Tư Mã Ý gọi quân đến đánh, bên Thục đã đẩy một chiếc xe của Khổng Minh bằng gỗ ra trận, khiến Ý hoảng sợ rồi bỏ chạy. Nhờ vậy, quân Thục đã được an toàn tính mạng rút về Thành Đô.

Thêm lần nữa, tài dự đoán hơn người của Gia Cát Lượng đã cứu mạng sống nhiều binh lính và cứu thế cho toàn bộ triều đại. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông; dân gian có câu: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.

3. Lời tiên tri của Gia Cát Lượng về vận mệnh của Trung Quốc nghìn năm trước

“Mã Tiền Khóa” được xem là tác phẩm xuất sắc của Gia Cát Lượng. Tương truyền, vị quân sư này trong lúc nhàn rỗi việc điều quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những lời dự đoán như thần về những việc trọng đại ở thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt từ ngữ thì “Mã Tiền Khóa” là nói đến việc gieo quẻ bói trước ngựa.

Theo chiêm nghiệm của hậu thế, những lời tiên đoán ở những khóa học của Gia Cát Lượng là cực kỳ linh nghiệm và chính xác. Ví như khóa đầu tiên:

“Vô lực hồi thiên

Cúc cung tận tụy

Âm cư dương phất

Bát thiên nữ quỷ”

Gia Cát Lượng tiên tri VẬN MỆNH ĐIÊU TÀN của Trung Quốc trước hàng ngàn năm (nguồn: Ngẫm Radio).

Nhiều quan điểm đã cho rằng; khóa này là lời dự đoán về bản thân Gia Cát Lượng và thế giới thời Tam Quốc. Sớm biết vận mệnh của nhà Hán đã đến lúc tàn, mọi cố gắng đều chỉ “lực bất tòng tâm”, nhưng ông vẫn một lòng phò tá Thục Hán; không phản bội tình nghĩa với Lưu Bị.

4. Tiên đoán trước được cái chết của mình

Cũng như những nhà tiên tri khác, Gia Cát Lượng đã dự đoán được vận mệnh của ông. Theo ghi chép, trước khi chết; Gia Cát Lượng dặn các tướng sỹ rằng sau khi ông qua đời sẽ cho xác vào quan tài, buộc dây rồi cho quân sỹ khiêng về Hán Trung theo đoàn quân. Đến đoạn nào mà dây thừng bị đứt thì làm mộ ở nơi đó.

Truyền thuyết kể rằng, theo lời dặn của Gia Cát Lượng; quân sỹ buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như thế thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt.

Tiên đoán trước được cái chết của mình
Gia Cát Lượng qua đời đúng theo tiên đoán của mình.


Nhưng khi đến núi Định Quân; bất ngờ sợi dây thừng rất chắc bất ngờ bị đứt khiến quan tài rơi xuống đất. Các quân sĩ nhanh chóng đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng đào huyệt, rồi hạ quan tài xuống. Tuy nhiên; khi những binh lính vừa tản ra mặt đất ở nơi đặt quan tài thì nó bất ngờ đổ ập xuống, chỉ vừa lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.

Thời kỳ Tam Quốc là “mộ tặc” rất hoành hành. Thế nên, bên cạnh việc chọn phong thủy cho phần mộ, việc đầu tiên các nhà nghiên cứu cùng nhà phong thủy là làm sao để chống lại những kẻ mộ tặc này. Tào Tháo vốn là người chuyên đi trộm mộ nên cũng trở thành người vô cùng tài giỏi trong việc chống lại bọn trộm mộ.

Mộ của Gia Cát Lượng nằm ở đâu?


72 ngôi mộ của Tào Tháo là nghi án cho đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp và người ta cũng chưa thể tìm ra lăng mộ thực sự của nhà chính trị nổi tiếng thời Tam Quốc này.

Xét theo phong thủy; Gia Cát Lượng có lẽ không thua kém gì Tào Tháo nên cuộc chiến chống lại bọn trộm mộ của ông cũng độc đáo không kém.

Lời tiên tri của Gia Cát Lượng về vận mệnh của Trung Quốc hàng nghìn năm trước
Lời tiên tri ứng nghiệm bất chấp thời đại ấy đã khiến Gia Cát Khổng Minh vĩnh viễn được hậu thế xem như một nhân vật truyền kỳ hiếm có của lịch sử Trung Hoa (ảnh chụp màn hình: soha.vn).

Gia Cát Lượng khi lựa chọn mộ cũng nghĩ rằng mình sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người sau này đào cướp mộ; nên đã yêu cầu các tướng lĩnh dưới quyền không cho chôn những vật tùy táng, mộ cũng không cần lớn, vừa đủ để đặt quan tài là được rồi.

Khu mộ không cần phải xây kín, cũng không cần phải trồng cây để đánh dấu hay làm bất cứ việc gì để thấy.

Đến nay, tên tuổi cùng những lời tiên tri của Gia Cát Lượng vẫn lừng danh như một nhà quân sư đại tài trong văn hóa Trung Hoa.