Con ngỗng dồn đối thủ vào một góc và liên tục thị uy khiến hổ con khiếp vía đứng co ro một góc.

Theo nội dung đoạn video được ghi lại cho thấy, chú hổ con khép nép đứng yên một góc vì hoảng sợ khi bị ngỗng liên tục dồn ép. Mặc dù hổ con phản ứng bằng những tiếng gầm gừ, nhưng điều đó không khiến ngỗng hề hấn gì.
Video ghi lại cảnh hổ con khiếp vía vì bị ngỗng bắt nạt:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh hổ con khiếp vía vì bị ngỗng bắt nạt

– Hổ con nhe răng nói: chị đợi em 3 tháng nữa em “xử” chị.
– Ngỗng bắt nạt trẻ con hihi.
– Xong vụ này chắc sang chấn tâm lý luôn.
– Có cảm giác như con ngỗng muốn bứt râu con hổ con vậy.
– Dễ thương khủng khiếp. Còn không dám bộp lại chị ngỗng. Đúng là 1 chiếc hổ như tấm chiếu mới chưa trải sự đời.
– Con gì thì con, lúc nhỏ nhìn đáng yêu thật đấy.
– Ngỗng này cũng khá thông minh, biết dừng đúng lúc để mình không nguy!

Khám phá: Tại sao loài hổ có sọc trên da?

Da hổ vẫn sẽ có sọc dù đã cạo hết lông. Giống như dấu vân tay ở người, các sọc da trên cơ thể hổ không giống nhau. Theo Greg Barsh – nhà di truyền học tại Viện Công nghệ sinh học Alpha Hudson ở Huntsville (Alabama), các sọc bên dưới da hổ có liên quan trực tiếp đến tế bào melanocyte – được tìm thấy bên dưới các lớp da và lớp biểu bì. Họ sẽ xác định màu sắc và sọc trên da của hổ hoặc nhiều loài động vật có vú khác.

Video: Hổ con khiếp vía vì bị ngỗng bắt nạt
Ảnh: giaoducthoidai

Theo các chuyên gia, việc sở hữu làn da sọc màu như vậy hoàn toàn phù hợp với môi trường ngụy trang săn mồi của hổ. Cụ thể, bộ lông và làn da màu cam đất kết hợp với sọc đen sẽ phù hợp với không gian xanh xung quanh. Nhờ đó, nó giúp hổ ẩn nấp sau những tán cây hoặc bóng mát trước khi đi săn.

Ngoài ra, độ dày của lông hổ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Ở những nơi mát mẻ, thời tiết dễ chịu, lông hổ sẽ dày và dài hơn. Trong khi đó, ở vùng khí hậu nóng, bộ lông sẽ mỏng và ngắn.

Có thể bạn quan tâm: