Hệ miễn dịch giúp chống lại các sinh vật lạ gây bệnh và nhiễm trùng cho cơ thể. Dưới đây là những thói quen xấu khiến hệ miễn dịch suy yếu, cần lưu ý.
- 7 thói quen gây hại dạ dày cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
- 9 thói quen tàn phá thận nghiêm trọng, gây hại cho sức khỏe
Hệ miễn dịch được ví như một chiếc áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng,… đang hàng ngày tìm cách xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nhờ hệ miễn dịch mà cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh và luôn khỏe mạnh. Nhưng hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do những thói quen xấu mà nhiều người thường mắc phải khiến cơ thể thường xuyên ốm yếu và mắc nhiều chứng bệnh khác nhau.
Xem nhanh
6 thói quen xấu khiến hệ miễn dịch suy yếu
1. Thường xuyên uống nhiều rượu, bia
Theo những chuyên gia nghiên cứu, nếu thường uống rượu bia hay đồ uống có cồn sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, thức uống có cồn này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhiễm trùng đường hô hấp, vết thương chậm lành, nhiễm trùng huyết… Do đó, để bảo vệ sức khỏe thì nên tránh xa những loại đồ uống rượu bia, chất kích thích này.

2. Không uống nhiều nước khiến hệ miễn dịch suy yếu
Uống đủ nước có tác dụng duy trì màng nhầy đường hô hấp, giữ ẩm, khiến virus cảm lạnh khó sinh sôi khi xâm nhập vào cơ thể; đồng thời có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Mỗi người được khuyến cáo nên cung cấp cho cơ thể 40ml/kg trọng lượng. Trẻ nhỏ cũng được khuyến khích nên uống nhiều nước hơn để tăng cường hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
3. Thường thức khuya, bị thiếu ngủ
- Theo các chuyên gia, khi chúng ta ngủ, những hệ thống chính của cơ thể có thể tự sửa. Điều này có nghĩa là, nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, tim, não và hệ miễn dịch sẽ không được duy trì ổn định. Ngày càng có nhiều nghiên cứu đã liên kết giấc ngủ kém chất lượng cùng một số bệnh nguy hiểm bao gồm ung thư, bệnh tim, chứng sa sút trí tuệ.

- Trung bình một người trưởng thành cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Với trẻ nhỏ, số giờ nghỉ ngơi cần tăng lên từ 9 – 12 giờ tùy lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ thì càng phải ngủ nhiều để phát triển thể chất một cách tối ưu.
4. Ít tắm nắng không nhận đủ vitamin D
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Anthony Fauci, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ cho biết. “Nếu bạn thiếu vitamin D, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng giảm sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút vào cơ thể. Vì vậy, nên dành thời gian tắm nắng vào sáng sớm ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày.
5. Thường xuyên bị căng thẳng, stress
- Căng thẳng kéo dài khiến não sản xuất quá mức hormone căng thẳng cortisol; gây một số tác động tiêu cực về thể chất, gồm cả suy yếu hệ miễn dịch.

- Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người đã trải qua căng thẳng mãn tính thường dễ bị cảm lạnh và nhiễm virus cúm. Cortisol dư thừa còn khiến cơ thể tích trữ chất béo nên rất dễ bị béo phì, thừa cân, suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh thì nên giữ thái độ lạc quan; tránh xa căng thẳng, mệt mỏi.
6. Hút thuốc thụ động – Thói quen xấu khiến hệ miễn dịch suy yếu
Hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đều có hại đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Theo thống kê, mỗi năm có tầm 3.000 người Mỹ chết vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động.
Muốn khỏe mạnh không bệnh tật thì nên tránh xa những thói quen xấu trên đây để bảo vệ bản thân và không làm hệ miễn dịch suy yếu.