Con hải ly nhận đồ tiếp tế khệ nệ mang về chuồng; miệng ngoạm củ cà rốt, hai chân trước bê cây bắp cải.

Những hình ảnh thú vị về chú hải ly kệ khệ tha đồ tiếp tế về chuồng:

Những hình ảnh thú vị về chú hải ly kệ khệ tha đồ tiếp tế về chuồng
Hai chân trước bê cây bắp cải, miệng ngoạm củ cà rốt chú hải ly sải bước về chuồng.
Những hình ảnh thú vị về chú hải ly kệ khệ tha đồ tiếp tế về chuồng
Cây bắp cải khá to và nặng nên nhiều lần rơi xuống đất.
Video: Con hải ly nhận đồ tiếp tế khệ nệ mang về chuồng
Rơi rồi lại đứng lên và tiếp tục cuộc hành trình về chuồng.
Video: Con hải ly nhận đồ tiếp tế khệ nệ mang về chuồng
Cuối cùng, trải qua một đoạn đường dài chú hải ly cũng về đến chuồng (ảnh chụp từ video).

Mời quý độc giả xem video

Hải ly – Một kỹ sư đắp đập thiên tài

Hải ly thuộc loài động vật có vú và được biết đến là loài gặm nhấm lớn thứ hai trên thế giới; chỉ sau chuột lang nước.

Cơ chế sống của hải ly chủ yếu là sống dưới nước; nên các cấu trúc trên các bộ phận trên cơ thể cho phép chúng hoạt động tốt trong nước.

Vì thế sở trường đặc biệt của hải ly là xây dựng các con đập để ngăn nước; và mục đích của chúng là để bảo vệ gia đình cũng như bảo vệ nguồn thức ăn của chúng. Chúng khá thông minh trong việc xây đập, công cụ và vật liệu chính để tạo thành đập của hải ly là đậu nhành cây, lá cây, rễ cây và đá; nếu vật nặng quá không thể di chuyển lên trên mặt đất thì chúng sẽ xây dựng các kênh rạch; để di chuyển các vật thể một cách dễ dàng.

Trong dòng nước chảy, chúng không chỉ xây dựng một đập mà nhiều đập; nhằm kiểm soát cũng như giảm lưu lượng nước một cách hiệu quả nhất. Với sự cẩn trọng, chúng liên tục vá và sửa chữa các con đập của mình; và củng cố các con đập bằng cách lấp đầy các khe hở bằng bùn.

Nhìn từ xa, chúng ta có thể phát hiện ra con đập của chúng vì nó khá to và dài, dài tới 100m; mặt đập rất kiên cố và chắc chắn, có thể 4-5 người đi qua mà không bị sập.