Bất ngờ bị mèo vàng tung cước vào mặt nhưng chú hải cẩu to lớn vẫn nhẫn nhịn.
Theo nội dung đoạn video cho thấy, dù con hải cẩu to lớn chỉ ăn được một con cá nhưng lại phải nhận hai cái tát liên tiếp của mèo, ấy vậy mà hải cẩu vẫn nhẫn nhịn và bình tĩnh đón nhận.
Video ghi lại cảnh chú hải cẩu nhẫn nhịn khi bị mèo vàng tung cước vào mặt:
Nguồn video: VnExpress
Bình luận của độc giả về chú hải cẩu nhẫn nhịn khi bị mèo vàng tung cước vào mặt
– Sặc cười thật. Cú tát thứ nhất thì đúng đối tượng, còn cú thứ 2 bị oan mà mặt hải cẩu vẫn rất bình thản.
– Hải cẩu said: tui có làm gì đâu mà tát tui?
– Nẫng tay trên của chị hả ?
– Da mặt dày lắm không sao đâu, miễn chụp được cá đều đều là ok……
Khám phá: Những bí mật thú vị về hải cẩu
Ngoài lớp lông và lớp mỡ dày, hải cẩu còn có thể tự điều chỉnh lượng máu lên bề mặt da để giữ ấm trong thời tiết lạnh. Ngược lại, ở vùng ấm áp, máu được lưu thông khắp cơ thể làm tỏa nhiệt cơ thể ra môi trường.
Bởi vì các chi của chúng ngắn hơn nhiều so với các loài động vật có vú khác; và không thể chống đỡ cơ thể, hải cẩu thường phải khập khiễng khi di chuyển trên mặt đất. Vì vậy, chúng được coi là loài di chuyển “dị thường” nhất trên cạn.
Hải cẩu cũng là loài động vật tình cảm. Chúng thường có những cử chỉ “ngọt ngào” với đồng loại; thích chơi với nhau và ít khi xung đột.
Mặc dù là sinh vật vụng về trên cạn, hải cẩu có thể hóa thân thành vũ công ba lê tài năng khi ở dưới nước. Chúng bơi lội vô cùng uyển chuyển nhờ thân hình thon dài với vây và một lớp màng ở giữa giống như mái chèo.
Ở độ sâu mà ánh sáng không thể chiếu tới, bộ ria dài cực nhạy ngọ nguậy qua lại; để giúp hải cẩu phát hiện ngay cả những rung động nhỏ nhất.
Vốn có tính tò mò, sự xuất hiện của con người thường khiến hải cẩu tò mò hơn là sợ hãi. Chúng thường bơi vào mạn thuyền và rướn cổ lên để “hóng xem” chuyện gì đang xảy ra.