Giấc ngủ ngon có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mỗi người. Người bị mất ngủ kéo dài sẽ khiến sức đề kháng giảm sút, lão hóa sớm.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Ví như do tác động của tuổi tác, căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết tố, thói quen ngủ không lành mạnh hoặc do hậu quả của một số bệnh lý như tiểu đêm, tiểu đường, viêm khớp…

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày để có giấc ngủ ngon

  • Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ mỗi đêm. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân cũng có thể giúp giảm chứng mất ngủ. Nhiều người ăn uống không hợp lý nên chất lượng giấc ngủ sẽ kém. Đặc biệt khi chọn sai thực phẩm cho bữa tối, họ sẽ bị kích thích, ăn nhiều hơn và khó tiêu hơn.
  • Nếu có thói quen ăn vặt đêm khuya sẽ dẫn đến bị đầy bụng, khó ngủ. Tiêu hóa chậm cũng có thể dẫn tới mất ngủ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày để có giấc ngủ ngon
Chế độ ăn để ngủ ngon cần khoa học và cân đối dinh dưỡng nạp vào cơ thể (ảnh chụp màn hình: doctors24h.vn).

2. Duy trì một môi trường ngủ tốt

  • Ngủ ở nơi thoải mái và dễ chịu sẽ có giấc ngủ ngon hơn. Nhưng một số người bỏ qua vấn đề này. Nếu để đèn sáng hoặc không kiểm soát tiếng ồn lớn trong khi ngủ, nó sẽ cản trở giấc ngủ.
  • Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Nhiệt độ môi trường thích hợp là cách duy nhất để có một giấc ngủ ngon. Vì vậy, nên duy trì cho mình một môi trường ngủ tốt nhất, chọn chăn ga gối đệm phù hợp, độ cao gối cũng phải đúng với nhu cầu sử dụng.
Duy trì một môi trường ngủ tốt
Những người bị mắc chứng khó ngủ kinh niên có thể do những ảnh hưởng của môi trường; ví dụ như giường có mùi lạ, môi trường lạ: bệnh viện, cơ quan…(ảnh chụp màn hình: thehinh.com).

3. Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

  • Có rất nhiều người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng cả ngày bởi tinh thần căng thẳng quá mức. Đây cũng là nguyên nhân khiến họ mất ăn mất ngủ. Vậy nên, để ngủ ngon hơn, thì nên bắt đầu bằng việc giảm stress và cân bằng cảm xúc để tăng cường sức khỏe. Từ đó, sẽ giúp cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.
  • Học cách chuyển sự chú ý hay không nên quá tập trung vào những điều khiến bản thân quá lo lắng. Có thể trau dồi những sở thích khác, làm các việc khác để đánh lạc hướng sự chú ý khi tâm trạng không được vui vẻ.

4. Tập thể thao vừa phải để có giấc ngủ ngon

  • Tập thể dục có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe. Có nhiều người do không tập thể dục nên không có cách nào để tiêu hao năng lượng dư thừa nên người luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ.
Tập thể thao vừa phải để có giấc ngủ ngon
Nghiên cứu cho thấy những người tập aerobic như đi bộ; chạy bộ; đạp xe 4 lần/tuần có chỉ số nhịp tim tối đa đạt 75%, điều này giúp họ dễ ngủ; ngủ ngon giấc hơn (ảnh chụp màn hình: kienthucmaytap.com).
  • Nên tập thể dục vào ban ngày và buổi tối; tuy nhiên cũng không nên tập quá sức.Tập thể dục cũng sẽ giúp điều hòa nội tiết, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

5. Cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi

Ngủ trưa dài hoặc thức khuya làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Nhiều người mất ngủ vào buổi đêm vì ngày và đêm bị đảo lộn. Vậy nên, thời gian ngủ trưa tốt nhất chỉ khoảng từ 10 – 30 phút, không nên ngủ thời gian quá lâu.
Buổi tối nên đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya để không làm đảo lộn đồng hồ sinh học.

6. Không uống caffein vào cuối ngày

  • Caffeine có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được tiêu thụ bởi 90% dân số Hoa Kỳ. Nó giúp tăng cường sự tập trung, năng lượng và hiệu suất tập thể thao. Nhưng khi tiêu thụ vào cuối ngày, caffeine sẽ kích thích hệ thần kinh và có thể khiến cơ thể không được thư giãn tự nhiên vào ban đêm.
Khó ngủ, mất ngủ áp dụng 6 cách đơn giản này để có giấc ngủ ngon mỗi đêm
Tiêu thụ caffein trước khi ngủ đã được chứng minh là làm giảm giai đoạn ngủ từ 3 đến 4 giờ và ngăn chặn hoạt động của sóng điện não đồ chậm; dẫn đến mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau (ảnh chụp màn hình: gnite.com.vn).
  • Có một nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêu thụ caffeine đến 6 tiếng trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ đáng kể. Vì caffein có thể tăng cao trong máu trong vòng 6 – 8 tiếng. Vì vậy, uống lượng lớn cà phê sau 3-4 giờ chiều không được khuyến khích, nhất là đối với người bị nhạy cảm với caffeine hoặc khó ngủ.

Nếu bị mất ngủ vì bệnh lý, thì nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn cách điều trị kịp thời và có giấc ngủ ngon hơn nhé.