Cả gia đình kỳ nhông nằm im trên bờ tường tựa như thể đang tập trung hóng chuyện nhà hàng xóm.

Cả gia đình kỳ nhông gồm 6 leo lên bờ tường xếp thành hàng thẳng tắp, chúng cùng nhìn về một phía và rất tập trung để hóng chuyện đang xảy gần đó. Mời quý độc giả xem video ghi lại cảnh gia đình kỳ nhông hóng chuyện hàng xóm dưới đây:

Nguồn video: MUC Women.

Góc bình luận của độc giả dành cho gia đình kỳ nhông

Sau khi xem xong video, nhiều độc giả để lại những bình luận hài hước:

– Cả nhà hỏi nhau: Nhà hàng xóm đang nói chuyện gì vậy nhỉ?
– Cả gia đình nghe để rút kinh nghiệm… nhưng hóng quài mà không hiểu gì hết.
– Được cái cả gia đình thích hóng chuyện giống nhau.
– Gia đình hàng xóm này nhiều chuyện dễ sợ.

Động vật, dù không có ngôn ngữ phức tạp như con người, vẫn thể hiện khả năng “hóng chuyện” qua nhiều hình thức khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loài động vật có khả năng lắng nghe và phản ứng với các tương tác xã hội xung quanh.

Việc động vật biết hóng chuyện không chỉ thể hiện trí thông minh; mà còn phản ánh sự kết nối xã hội mạnh mẽ giữa chúng với môi trường xung quanh. Điều này gợi nhắc chúng ta rằng động vật không chỉ là những sinh vật sống bản năng; mà còn có khả năng tương tác và phản ứng với thế giới theo cách riêng của chúng.

Xem thêm: Sự thật thú vị về loài kỳ nhông ít ai ngờ

Theo thông tin từ trang Tri thức & Cuộc sống, kỳ giông có thể tự cắt đứt chân hoặc đuôi của mình để chạy trốn khỏi những kẻ săn mồi khi cần thiết. Chân và đuôi sẽ tự mọc lại chỉ 2 tuần sau đó.

Video: Gia đình kỳ nhông hóng chuyện hàng xóm
Kỳ nhông có kích thước khác nhau. Chúng trông giống như một con thằn lằn, cũng có thân hình dài và mỏng, nhưng điểm khác biệt là kỳ nhông có làn da mịn và bóng hơn thằn lằn (ảnh: Pixabay).

Da của kỳ nhông rất nhạy cảm với môi trường ô nhiễm. Độc tố có thể dễ dàng xâm nhập vào da và xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của nó. Bằng cách theo dõi kỳ nhông trong tự nhiên, các nhà khoa học có thể đánh giá môi trường sống có trong sạch hay không. Nơi nào có nhiều kỳ nhông sinh sống thì môi trường ở đó trong lành.

Một số kỳ nhông có màu sắc rực rỡ, một số khác thì không. Màu sắc của nó phụ thuộc vào số lượng sắc tố da mà nó có. Kỳ nhông màu nhạt dành phần lớn thời gian ẩn náu dưới lòng đất hoặc trong các hang tối. Màu sắc cơ thể của kỳ giông, đặc biệt là những con có màu sắc rực rỡ, có thể có độc. Da của chúng được bao phủ bởi một chất nhầy có vị đắng khiến những kẻ săn mồi không thể ăn được.

Kỳ giông thở bằng phổi, mang hoặc da tùy thuộc vào môi trường sống của chúng là dưới nước hay trên cạn. Kỳ nhông dưới nước có mang nằm ở phía sau đầu. Kỳ nhông thở bằng da có mạng lưới mao mạch dày đặc trên da giúp chúng trao đổi khí.