Chú cún sủa một tràng thì em bé ê a một tràng, hai bên “cãi nhau” quyết liệt không ai chịu thua ai.

Đoạn video ghi lại cảnh em bé hồn nhiên ‘cãi nhau’ với cún cưng. Bố của em bé đã có dịp cười sảng khoái khi ghi lại khoảnh khắc đáng yêu của con mình cùng cún cưng.
Video ghi lại khoảnh khắc em bé hồn nhiên ‘cãi nhau’ với cún cưng:

Nguồn video: VnEpress

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc em bé hồn nhiên ‘cãi nhau’ với cún cưng

– Tây họ rất hay, không bao bọc con quá và coi con cái là tài sản vô giá như người phương đông…
– Cho trẻ tiếp xúc gần gũi với thú cưng cũng có cái lợi cái hại; cái lợi là để trẻ biết trân trọng yêu quý gần gũi với thế giới muôn loài; tôn trọng phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, rất nhiều mặt lợi. Nhưng có điều khá tiềm ẩn về sức khoẻ nếu không có biện pháp chăm sóc tốt; vì động vật dù sao vẫn là động vật trong quá trình thay đổi lông, các ký sinh trùng…

Khám phá: Những lưu ý khi cho trẻ nuôi thú cưng

  • Tìm hiểu kỹ về thông tin thú cưng.
  • Bạn cũng nên dạy trẻ chạm nhẹ vào động vật và hạn chế tiếp xúc khi chúng cáu kỉnh. Ngoài ra, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ không để thú cưng liếm mặt và rửa tay thật sạch trước khi ăn.
  • Đừng để bé chơi một mình với thú cưng vì sẽ khiến chúng khó chịu và có thể tấn công chúng
Video: Em bé hồn nhiên 'cãi nhau' với cún cưng
Ảnh: Bách hoá xanh
  • Nếu bạn đang mang thai và nuôi động vật; hãy nhớ đeo găng tay khi xử lý chất thải của chúng để tránh tiếp xúc với vi khuẩn nguy hiểm có hại cho sức khỏe.
  • Nếu thú cưng của bạn bị bệnh, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết thú cưng của bạn đang mắc bệnh gì và có lây sang trẻ em hay không.
  • Dị ứng vật nuôi là khá phổ biến. Trẻ có thể bị dị ứng với tuyến bã nhờn trên da mèo hoặc nước bọt của chó. Quan sát con cẩn thận nếu phát hiện dấu hiệu dị ứng bất thường và đưa con đến bệnh viện.

Có thể bạn quan tâm: