Đổ mồ hôi là biểu hiện thường gặp trên cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi vào ban đêm là biểu hiện bất thường, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đổ mồ hôi ban đêm còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi khi ngủ. Nó ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số và có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Tuy phần lớn những nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm không nguy hiểm đến tính mạng; nhưng cũng cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cơ bản.

Đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu của nhiều loại bệnh

1. Tiền mãn kinh và mãn kinh

Những cơn bốc hỏa đi cùng với quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra vào ban đêm và gây ra mồ hôi. Đây là nguyên nhân phổ biến việc ra mồ hôi vào ban đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Điều quan trọng cần nhớ là những cơn bốc hỏa và một số triệu chứng khác của tiền mãn kinh có thể xảy ra trước khi thực sự ngừng ra kinh nguyệt vài năm.

Tiền mãn kinh và mãn kinh
Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh (ảnh chụp màn hình: estrolady.vn).

2. Đổ mồ hôi ban đêm vô căn

Chứng tăng tiết mồ hôi vô căn là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều trên cơ thể mà không có bất cứ nguyên nhân y tế nào xác định được.

3. Bị nhiễm trùng

  • Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, nhất là vào ban đêm. Một số bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc do vi khuẩn và viêm tủy xương (nhiễm trùng xương) có thể gây nên tình trạng này. Các bệnh nhiễm trùng khác thì hiếm gặp hơn, đôi khi cũng dẫn đến bị đổ mồ hôi ban đêm.
  • Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn nửa số người mắc bệnh lao bị ra mồ hôi ban đêm. Vi khuẩn lao phát triển trong phổi khiến bệnh nhân bị ho dài ngày, ho ra máu, sốt, mệt mỏi, chán ăn…
Bị nhiễm trùng
Người có bệnh lao phổi không chỉ bị sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm mà còn gặp phải tình trạng chán ăn; không có cảm giác muốn ăn bất kỳ món gì.

4. Đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu có thể mắc bệnh ung thư

Đổ mồ hôi ban đêm là triệu chứng ban đầu của một số loại bệnh ung thư. Loại ung thư phổ biến nhất liên quan đến ra mồ hôi ban đêm là bệnh ung thư hạch. Nhưng những người bị ung thư không được chẩn đoán thường có một số triệu chứng khác; ví như giảm cân không rõ nguyên nhân và bị sốt.

5. Dùng thuốc chống trầm cảm

  • Sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn tới ra mồ hôi ban đêm. Trong trường hợp không có triệu chứng hay dấu hiệu của khối u hoặc nhiễm trùng, thì thuốc thường được cho là nguyên nhân gây ra mồ hôi vào ban đêm.
Dùng thuốc chống trầm cảm
Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Thực tế, 8 – 22% số người dùng thuốc chống trầm cảm báo cáo đã từng trải qua tình trạng này.
  • Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến có thể dẫn tới đổ mồ hôi ban đêm. Tất cả những loại thuốc chống trầm cảm gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI); những loại thuốc mới hơn như venlafaxine (Effexor) và bupropion (Wellbutrin) đều có thể gây ra triệu chứng này. Các loại thuốc điều trị tâm thần khác cũng có liên quan đến chứng đổ mồ hôi ban đêm.

6. Hạ đường huyết

Đổ mồ hôi ban đêm, cùng với các triệu chứng khác như đau đầu, gặp cơn ác mộng, có thể xảy ra khi cơ thể thiếu insulin cần thiết trước khi ngủ. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1; thức dậy cả đêm vì quá nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp.

Đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm, cần lưu ý
Nguyên nhân phổ biến nhất của việc đổ mồ hôi nhiều; đặc biệt là vào ban đêm. Do hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp (ảnh chụp màn hình tamanhhospital.vn).

7. Đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Đổ mồ hôi hoặc thỉnh thoảng đỏ bừng ở mặt có thể gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố bao gồm pheochromocytoma, hội chứng carcinoid và loại bệnh cường giáp.

Nếu đổ mồ hôi vào ban đêm quá nhiều, kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để sớm tìm ra đúng căn nguyên và kiểm soát nguy cơ bệnh lý gây nguy hại đến sức khỏe.